VIETNAM
NEWS NETWORK (VNN)
P.O.
Box
661162
Sacramento
,
CA
95866
Phone & Fax: 916-480-2724
Email: vnn@vnn-news.com
Website: www.vnn-news.com
**********************************
Bài Vở Hàng Ngày
Ngày 10 Tháng 09 Năm 2007
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Nguyễn
Minh Triết Dự APEC, Cộng Ðồng
Việt Tại
Úc Chống Quyết
Liệt
Lý Ðại Nguyên
2- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Âm mưu
của CSVN để tiêu diệt tôn giáo
Hạnh Siêu
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Ai mới
thực sự có mưu đồ chính trị nham hiểm?
Nhật Nguyệt
4- Tin Tức Quốc Nội
- Tản mạn
ngọn nguồi
3: Mười phương
nên chừa một
phương?
Thích Thiện Minh
5- Tham Khảo
- Tổ chức
công sở theo luật
pháp, họat động
hiệu lực
và không thiên vị (1)
Nguyễn Học Tập
6- Ðời Sống Quanh Ta
- Xoá ký ức được không?
Minh Trang sưu tầm
7- Gương Xưa Tích Cũ
- Tính Trước
Mới Ngon
Mõ Sàigòn
**********************************
1- Bình Luận Việt Nam
- Nguyễn Minh Triết Dự APEC, Cộng Ðồng Việt Tại Úc Chống Quyết Liệt
Lý Ðại Nguyên
(VNN)
Sau khi Việt Cộng được tổng thống Bush của Mỹ hết mình yểm trợ, lấy tên ra khỏi danh sách CPC, hứa cho hưởng quy chế PNTR, để được gia nhập tổ chức Mậu Dịch Quốc Tế - WTO - và tổ chức thành công cuộc họp nghị thượng đỉnh Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương - APEC - thứ 14 năm 2006 tại Hànội, có sự tham dự của ông Bush. Và trước khi Nguyễn Minh Triết với tư cách chủ tịch nước Việt Cộng được mời gặp tổng thống Mỹ, George W. Bush tại Hoa Thịnh Ðốn ngày 22/06/07. Thì bọn Việt Cộng gian manh tráo trở đã làm mất mặt ông Bush, làm Quốc Hội Mỹ nổi giận, dư luận Mỹ khinh ghét, quốc tế cười chê, qua việc đàn áp khủng bố, bỏ tù những người bất đồng chính kiến, ôn hòa tranh đòi tự do dân chủ ở Việt Nam. Ðối với Mỹ và Thế Giới thì đây là việc Việt Cộng vi phạm nhân quyền trầm trọng không thể tha thứ. Nhưng Nguyễn Minh Triết vẫn duy trì quan điểm ngoan cố lạc hậu của Việt Cộng cho rằng: "Hoa Kỳ và Việt Nam có quan niệm khác nhau và cách tiếp cận khác nhau về Nhân Quyền". Rồi nhơn nhơn không biết ngượng ngùng tuyên bố: "Những người chống đối về chính trị đã bị bỏ tù theo đúng luật pháp Việt Nam".
Lúc đó, dư luận còn cho rằng, Triết bị nhóm cầm đầu Việt Cộng chơi xấu, không muốn để Triết trở thành nhà lãnh đạo nổi bật, vượt qua mặt đồng bọn, trở nên một Nguyên Thủ Quốc Gia đúng nghĩa, một nhà lãnh đạo có tầm cỡ quốc tế, được tổng thống Mỹ tiếp rước trọng thể đúng nghi biểu của Quốc Trưởng Việt Nam Ðổi Mới, nên chúng đã xuống tay khủng bố những người bất đồng chính kiến, lập ra thứ tòa án quái gở, trắng trợn bịt miệng nghi can, Lm Nguyễn Văn Lý, ngay trong pháp đình, trước ống ảnh của truyền hình phổ biến trên toàn thế giới. Khiến cho bộ mặt ngoại giao của Nguyễn Minh Triết trở thành nhếch nhác khi gặp ông Bush, đồng thời làm cho mối bang giao Việt - Mỹ bị u ám, xấu hẳn đi. Nhưng trước khi đi dự hội nghị APEC 2007 tại Sydney nước Úc, vào tối ngày 27/08/07 trong chương trình thời sự của đài VTV3,
truyền hình Việt Cộng phổ biến cuộc nói chuyện của Triết với các cán bộ Tổng Cục Chính Trị, tư lênh các lực lượng công an và quân đội. Triết đã nói một câu đặc quánh tính đảng, tuyệt đối bảo căn, quê mùa, ngây ngô, dốt nát, lủng củng bất thành văn, rằng: "Dù ai có nói ngả nói nghiêng, dù ai muốn bỏ điều 4 hiến pháp gì đó thì không có chuyện đó. Bỏ cái đó đồng nghĩa với chúng ta tuyên bố tự sát".
Ðến đây thì đánh giá được rằng, Triết với bè lũ Bộ Chính Trị là Mạnh, Dũng, Trọng, Sang, Hùng...đều cùng một duộc, tầm nhìn của họ không qua khỏi cái xác khô của Hồ Chí Minh nằm chình ình trong Ba Ðình. Trước khi chết họ Hồ chỉ ước muốn đi gặp ông Mác, ông Lê, tuy bọn họ đều là lũ vô thần, không tin có đời sau, kiếp sau, nhưng trong giờ lâm chung, tiềm thức họ vẫn mơ hồ thấy có cõi siêu linh sau cuộc sống mỏng manh này. Bởi thế bọn cầm đầu cộng đảng quyết dựa hơi ông Hồ. Tuyệt đối trung thành với Chủ Nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, và duy trì độc đảng, tiếm quyền lãnh đạo đất nước, qua điều 4 hiến pháp 1992. Nguyên văn: "Ðảng Cộng Sản Việt Nam, đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành với quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội".
Ngoài việc bản hiến pháp này tự thân nó đã bất hợp hiến, vì không đem ra để toàn dân phúc quyết, theo đúng với điều 70 của bản hiến pháp 1946,
là gốc của chế độ. Trong thực tế đảng đã khuyến khích cho đảng viên được làm kinh tế tư doanh, có nghĩa là đảng đã biến chất thành tư bản man rợ bóc lột lao động và toàn dân tộc, không còn là đội tiền phong của giai cấp công nhân, không còn là đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động nữa. Nhất là cái đảng tham nhũng ác ôn này vốn là bọn giặc, cướp quyền, bán nước, nên toàn dân Việt Nam không bao giờ nhìn nhận chúng là đại biểu của dân tộc mình.
Những người dân may mắn sống ở Miền Nam Tự Do, dù không được ăn học nhiều, cũng hiểu ra được điều 4 của bản hiến pháp 1992 là sự sai lầm nghiêm trọng đối với quá khứ, và không còn mảy may hợp với hiện tại. Thế mà Nguyễn Minh Triết, với tư cách chủ tịch nước, đã từng có thời được ăn học ở Miền Nam, tưởng rằng trí óc không bị điều kiện hóa thành bùn thối giống như Mạnh, Trọng, Hùng, vốn bị đào tạo trong cái lò nhồi sọ xã hội chủ nghĩa, thì phải biết cách nói năng cho phải đạo. Nếu không có can đảm, chưa phải lúc tuyên bố liệng bỏ cái bản hiến pháp 1992 thổ tả, trong đó có điều 4 láo toét kia đi, thì cũng phải biết tránh không thèm nhắc tới nó. Ðàng này Triết nói tới điều 4 với quyết tâm liều chết giữ chặt lấy nó. Ðúng là Nguyển Minh Triết đã tự thủ tiêu vị thế một nhà lãnh đạo đổi mới của mình, mà từ lâu nay dư luận đã nhận lầm. Vậy, Triết cũng chỉ là phường tham quyền cố vị, bán nước, hại dân. Ðồng bào trong, ngoài nước cần phải sáng suốt quyết liệt lên án.
Nhân việc Nguyễn Minh Triết đến Úc cùng với các vị nguyên thủ quốc gia dự cuộc họp Thượng Ðỉnh Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương- APEC-15/2007, ở Sydney, các Cộng Ðồng Người Việt Tự Do tại Liên Bang Úc, đại diện cho ý chí của Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản trên toàn thế giới, tổ chức biểu tình lớn vào lúc 12 giờ trưa Thứ Bảy 08/09/07, tại Belmore Park, ngay trung tâm
thành phố Sydney. Ðể nói lên mối quan tâm về tình trạng nhân quyển tồi tệ tại Việt Nam dưới chế độ cộng sản - Ðòi hỏi thủ tướng Úc, John Howard và lãnh đạo các quốc gia tự do trong APEC phải nêu vấn đề đàn áp nhân quyền với Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nhà nước Việt Cộng - Ðòi Việt công phải trả tự do tức khắc cho các nhà đấu tranh dân chủ, các nhà bất đồng chính kiến, các tín đồ tôn giáo, các dân oan khiếu kiện đang bị giam giữ. Quyết tâm cùng với đồng bào trong, ngoài nước, tiếp tục kiên trì đấu tranh chống chế độ độc tài Cộng Sản Việt Nam cho đến khi nước Việt Nam có được tự do dân chủ thực sự. Ðây là những đòi hỏi chính đáng và biểu hiện sự quyết tâm không gì thay đổi được của Người Việt Tự Do trên toàn thế giới và là nhu cầu thiết thân nhất của toàn dân Việt Nam. Xin các bạn ở Liên Bang Úc đại diện cho chúng tôi. Chúc thành công.
=END=
2- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Âm mưu của CSVN để tiêu diệt tôn giáo
Hạnh Siêu
Theo như Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ đã viết rất rõ trong Nhận Ðịnh về những sai lầm tai hại của Ðảng Cộng Sản Việt Nam đối với Phật giáo Việt Nam, thì cộng sản là những người vô thần duy vật, chủ trương tiêu diệt các tôn giáo, vì Marx cho tôn
giáo là thuốc phiện của loài người mà "bọn" tư bản dùng làm công cụ ru ngủ nhân dân lao động bằng cách khuyên họ cố gắng chịu những khổ cực ở đời này rồi sẽ được đền bù một thiên đường ở kiếp sau để dễ bề bóc lột, trong khi chủ nghĩa cộng sản chủ trương xây dựng thiên đường cộng sản ngay trên mặt đất này. Bởi vậy, cộng sản cho tôn giáo là một trở lực cần phải tiêu diệt.
Tại Việt Nam có hai tôn giáo chính là
Thiên chúa giáo và Phật giáo. Cộng sản gọi Thiên chúa giáo là Công giáo mà
tiếng lóng của họ là "cứt gà", còn Phật giáo thì tiếng lóng của họ là "phân gà".
Tại sao họ lại gọi là cứt gà và phân gà? Tức họ cho Công giáo khó tiêu diệt hơn Phật giáo. Họ phân tích rất kỹ và vì nhiều lý do, nhưng quá dài không thể kể hết ra ở đây, tôi chỉ tóm tắt sự phân tích của họ như sau:
- Cộng sản đánh giá Công giáo tuy là số ít, nhưng là những con sư tử, khó tiêu diệt, cũng như cứt gà sáp (cứt gà ướt sền sệt) đã dính vào quần áo thì chỉ còn cách cắt bỏ chỗ ấy đi thôi, chứ giặt khó sạch lắm; còn Phật giáo tuy là số nhiều, nhưng chỉ là những con cừu, dễ tiêu diệt, cũng như phân gà khô, chỉ cần gạt một cái là sạch! Nhưng dù khó hay dễ thì cuối cùng cũng phải tiêu diệt. Nhưng cách thức tiêu diệt thì tùy từng giai đoạn, tùy từng nơi chỗ.
Người cộng sản có đường lối gọi là "biện chứng", nghĩa là mục tiêu họ đã đặt ra là phải đạt cho bằng được; nhưng trên đường đi đến mục tiêu ấy mà êm xuôi thì đi đến ngay, còn nếu gặp trở ngại thì tạm thời dừng lại, nếu cần phải lùi thì lùi, cần phải rẽ ngang cũng rẽ ngang, nhưng cuối cùng vẫn phải đạt mục tiêu, châm ngôn của họ là "lùi một bước tiến ba bước".
Ðối với việc tiêu diệt các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng, cũng vậy, nếu nơi nào xóa bỏ được ngay mà không gặp chống đối hoặc phản ứng bất lợi, thì họ làm ngay, nếu thấy trở ngại thì họ ngưng lại. Không những ngưng lại, mà nếu xét thấy tôn giáo trong giai đoạn ấy có lợi cho cộng sản thì họ lại lợi dụng tôn giáo tối đa.
Trong chủ trương tiêu diệt Phật giáo Việt Nam cũng không ngoài đường lối ấy.
Chẳng hạn, trong thời gian kháng chiến chống Pháp, cộng sản Việt Nam cần phải đoàn kết toàn dân, hơn nữa, cũng chưa rảnh tay để nghĩ đến việc tiêu diệt Phật giáo, cho nên họ lại lợi dụng Phật giáo bằng cách lập ra cái gọi là Phật Giáo Cứu Quốc nằm trong mặt trận Liên Việt. Lúc đó "sư cụ" Phạm Thế Long trụ trì chùa Cổ Lễ tại phủ Xuân Trường, tỉnh Nam Ðịnh, đưa ra lời kêu gọi thanh niên tăng "Tạm xếp cà sa khoác chiến bào", nghĩa là hãy tạm thời cởi bỏ áo nhà tu để đi cầm súng giết Tây. Thế là hàng loạt sư trẻ bỏ chùa bỏ Phật để đi "yêu nước". Ðây là chính sách dùng một mũi tên bắn hai con chim một lúc: trước mắt có thêm người cầm súng, đồng thời, lại được cái lợi (mà cái lợi này mới là chủ yếu) là tiêu diệt mầm non của Phật giáo trong tương lai! Mà lại dùng chính sư ra lời kêu gọi để tiêu diệt mầm non Phật giáo mới hợp thức, ai trách được cộng sản bắt sư đi lính! Ðiều đó cũng dễ hiểu thôi: "nếu muốn bắt cò thì phải dùng con cò làm chim mồi, muốn bắt cu thì phải dùng con cu làm chim mồi, chứ nếu muốn bắt cò mà dùng cu làm chim mồi thì bắt sao được".
Ðó là tình hình của nhiều thập niên về trước, nhưng xét lại trong hoàn cảnh hiện tại, thì chúng ta thấy rõ bản chất của CSVN vẫn không có gì thay đổi, mà lại càng siêu vi hơn trong vấn đề tiêu diệt tôn giáo, mà trong đó Phật giáo cũng là đích nhắm.
Ðặt phương án để tiêu diệt
CHXHCNVN đánh phá tôn giáo có muôn ngàn cách, có ba loại hình tiêu biểu rõ nét cần biết đó là:
- Trường lớp đào tạo giáo
gian: A 25;
- Phương thức biến chất con người trở nên giáo
gian;
- Và những loại hình
giáo gian để phục vụ cho guồng máy đảng trị nhằm thống trị con người.
* Trường Lớp đào tạo Giáo Gian XHCN
Ngân sách quốc phòng dành chi cho
ngành công an thật là khủng khiếp! Ðiều đáng nói là guồng máy công an trị kia lập ra là để phục vụ cho Ðảng chứ không phải để lo cho Dân. Có cả cơ quan A 25 là Cục Bảo vệ An ninh - Văn hóa - Tư tưởng mà cũng là trường đào tạo Sư giả (đọc thêm Dương Thu Hương, Tôi là Phật tử theo cách của riêng tôi).
* Những Loại Hình Giáo Gian XHCNVN
Thời-Thế-Lực cộng sản nay đã hết. Cho
nên họ không dạy gì trực diện đánh phá tôn giáo như cái thưở kiêu binh sau 1975 nữa, chiến lược "dùng con đại bàng nầy khống chế con đại bàng khác" được Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (XHCNVN) áp dụng triệt để trong đánh phá tôn giáo. Rằng có bao nhiêu cột đèn đường trên khắp phố thị là cũng có bấy nhiêu loại hình công an, "ăn teng" công an, để áp chế người dân; cũng như có bao nhiêu loại hình đói nghèo, bệnh hoạn trong sinh hoạt XHCN đều được cộng sản tận dụng để làm công cụ, đặc tình tôn giáo vận đánh phá tôn giáo. Từ xe ôm đến em bé bán vé số đến quán nước lề đường đến bán dạo, đến xin xâm, bói quẻ, đến ông từ dâng hương đình chùa, đền miếu, đến cán bộ về hưu thậm chí cho đến thành phần "đầu trôm, đuôi cướp" cũng đều là "ăng ten": chỉ điểm công an. Công an cùng với chỉ điểm công an được rãi dầy đặc khắp quán trọ, nhà ga, sân bay, bến tàu, trường học, bệnh viện. Nói chung mạng lưới công an trị của XHCNVN thì có đến 1001 loại hình giáo gian đánh phá tôn giáo.
* Những Phương thức biến chất con người trở nên giáo gian
Có mấy Phương
thức biến chất con người trở nên giáo gian, đơn cử một vài phương thức tiêu biểu:
1. Dùng người tù trị người tù (Dĩ tù trị tù).
2. Dùng người tù giết người tù (Dĩ tù diệt tù).
3. Dùng tuổi tù giảm án tù.
4. "Mưa dầm thấm đất"
5. "Sa bẫy-vào
tròng"...
Việc cài cắm nhân sự: Trong
hàng lãnh đạo GHPGVNTN tại Hoa Kỳ 1988, trong số 14 thành viên buổi đầu thì đã có mặt Thượng toạ Thích Tín Nghĩa (1988) trong chức danh Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh Niên và GÐPT, Thích Pháp Châu (1988) trong chức danh Tổng Thư kỶ, Bùi Ngọc Ðường - (1992); Trần Quang Thuận (1992), họ vốn là đặc tình tôn giáo vận Hà Nội nay đã lộ rõ ra rồi. Ðể khi đủ mạnh, phát triển thành tổ chức rộng rãi như Hội Thân Hữu Già Lam, Tổ chức Tăng Ni hải ngoại; Tổ chức Tăng Ni Việt Nam hải ngoại, họ đứng lên Xoá Sổ GHPGVNTN theo ba bước: ly khai, tiếm danh,
xoá sổ GHPGVNTN theo hướng phục vụ đảng cộng sản.
Chiến lược
* Chiến Lược Cộng Sản Âm Mưu Mượn Tay Giáo Gian Xoá Tên GHPGVNTN
Vận dụng cả guồng máy
nhà nước với nhân sự, tiền của không giới hạn vào việc đánh phá GHPGVNTN, diễn biến nầy thật muôn vẻ, muôn
màu mà trong số đó, chiến lược: mượn tay Giáo gian Thân Hữu Già Lam tổng tấn công
GHPGVNTN theo chiến lược ba bước Ly Khai GHPGVNTN; Tiếm Danh GHPGVNTN; Xoá Tên
GHPGVNTN, đây là chiến lược mới trong sách lược đánh phá GHPGVNTN của cộng sản trong giai kỳ mới 2007, việc Thiếu Tướng Trần Tư cùng với phái đoàn Bộ công an
ra Tu Viện Nguyên Thiều gặp Ðức Tăng thống Thích Huyên Quang hôm 28-08-2007 vừa qua cũng là năm trong
ÂM MƯU như thế.
* Ly Khai Giáo Hội Thống Nhất, con đường Phục vụ cộng sản.
Hiện tượng ly
khai GHPGVNTN đã nhen nhúm từ những năm 2001 do những cá nhân chủ nghĩa, bè phái, địa phương; nhất là những cái đầu địa phương Hoàng triều cương thổ. Cho đến những năm 2003 nhận thấy đủ mạnh, nắm chắc Thế: trong ngoài, Lực: nhân sự áp đảo đối với hai Thầy Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ, họ bèn chủ quan tiến hành ly khai GHPGVNTN do Thích Tuệ Sĩ làm chủ soái.
* Tiếm Danh Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất
Chánh nghĩa Phật giáo Thống Nhất luôn
sáng ngời cùng đạo pháp-dân tộc trong suốt hơn 30 năm qua, được cả thế giới, kiều bào, tín đồ trong ngoài nước ủng hộ. Ngay đến những kẻ đánh phá GHPGVNTN cũng phải giả xưng Giáo hội Phật giáo Thống Nhất, tiếm danh Giáo hội Phật giáo Thống Nhất để lừa người. Từ nhiều năm qua cho đến nay, có không ít người tiếm danh Thống Nhất qua nhiều loại hình phi pháp mà điển hình gần đây là tiếm danh
GHPGVNTN quyên góp tiền bạc từ các cá nhân, tổ chức để xây dựng Viện Ðại học Khuông Việt tại Saigon cũng như lạm xưng thành viên GHPGVNTN tham gia Ban tổ chức Ðại lễ Phật Ðản 2008 tại Hà Nội. Từ tiếm danh Thống Nhất họ tạo nên một thế và lực khác với tên gọi Thân Hữu Già
Lam. Ðể khi con chim sẻ Thân Hữu Già Lam đủ lông cánh khả dĩ lướt gió tung mây thì bước tiếp theo là
Xoá tên GHPGVNTN để thỏa hiệp và đầu thú cộng sản.
* Âm mưu Xoá tên GHPGVNTN của cộng sản
Chiến dịch xoá tên GHPGVNTN do CHXHCNVN phát động từ nhiều năm nay qua chiêu bài, nào là:
a. Thống Nhất mà
không Thống Nhất,
b. theo mô hình Thống Nhất không
Huyền Quang không Quảng Ðộ;
c. Rồi nào là bỏ danh xưng Thống Nhất, v.v...
Rồi từ "Hội thảo Phật giáo trong thời đại mới, cơ hội và thử thách" năm 2006 của Lê Mạnh Thát-Tuệ Sỹ đến Phật giáo Nhà nước sang dự tổ chức quốc tế Phật đản 2007 tại Thái Lan đến dự kiến Tổ chức quốc tế Phật Ðản 2008 tại Việt Nam..., những diễn trạng điển hình trên đây đều là nằm trong mô hình dùng con chim sẻ Giáo hội Phật giáo
nhà nước khống chế con đại bàng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) của cộng sản. Nói cho cùng, đây cũng là sách lược mượn danh hoà hợp XHCN để xoá tên Thống Nhất mà thôi.
5 phương thức CS đã tận dụng tối đa, hiện nay họ đang thực hiện phương
thức thứ 4 và thứ 5 một cách nhuần nhuyễn, đó là dùng tiền viện trợ và hỗ trợ cho việc phát triển đất nước vào việc thực hiện việc "mưa dầm thấm đất" và "Sa bẫy vào tròng" để hòng lung lạc những vị chân tu và có thực tài cũng như hủ hoá, sử hư cho bị sa đoạ đối với những vị có tiếng tăm và nhiều đệ tử, để thành nô sư mà bảo vệ cho Ðảng và Nhà nước được lâu bền. Dùng danh lợi hoặc những vọng tưởng cao xa, để hòng lừa những vị có học vị và bằng cấp vào tròng.
Người Cộng Sản đã, đang và sẽ dùng mọi thủ đoạn, ngay cả gian ác
và khủng bố, đến khi nào còn một mình để trọn hưởng và xây dựng thành công Thiên đường Cộng sản tại trần gian nầy mới thôi.
Nhìn cảnh Phật giáo ở miền Bắc VN trước năm 1975 và tại Trung Quốc theo như cuốn sách "Ðường mây qua cõi mộng", Nguyên Phong dịch thì sẽ hiểu rõ,
chùa không còn Thầy trẻ mà chỉ còn lại một vài "Bà vãi già", vào chùa với toàn là
những hình thức mê tín dị đoan. Cảnh mua quan bán chức, rồi mua Thần, bán Thánh, buôn Phật , như các tượng Phật lớn nhất, cao nhất,...tại TQ cũng do Nhà nước chủ trương để thu hút khách du lịch hòng thu lợi, và che
mắt thế giới gạt gẩm mọi người, chứ đâu phải thật tình gì đối với Phật giáo, bây giờ đến CSVN đang dùng Nô sư để chia rẽ lên án rồi tranh chấp xâu xé, hảm hại lẫn nhau mà lấy việc mừng Lễ Tam hợp Phật Ðản 2551 để gọi là đánh bóng cho chế độ, khiến cho bất đồng quan điểm, sinh ra đối đầu, nghi kỵ, triệt hạ... trong nội bộ, huynh đệ, tông phái lẫn nhau rồi. Ðúng vào tội ác ngũ nghịch "phá hoà hợp tăng" và làm mất niền tin nơi Tam bảo, CS đã thành
công phần nào rồi, ngày đền trả chắc cũng không còn bao lâu, xin cảnh tỉnh cho những vị có trình độ hãy cảnh giác kẻo sẽ sụp hố, mắc bẫy của CSVN mà
tiêu tan sự nghiệp.
Miếng mồi Quốc sư, Hợp nhất Phật giáo để phát triển, và GÐPT Trên Thế Giới để tiến đến thành một "Tổ chức phi chính phủ"... đang treo
lơ lửng, và sẽ thành chiếc thòng lọng, siết cổ những ai đưa đầu vào. Hãy lo tỉnh tâm mà Tu niệm cho miên mật, rồi sự nhiệm mầu của Phật Pháp sẽ vận chuyển cho được tốt, chứ đừng vì muốn tỏ ra ta tài giỏi hay có uy tín mà trổ tài, thì không tránh khỏi cái bẫy của các thế lực vô minh đang giăng sẵn, hay là theo Ðạo là sẽ bị tám ngọn gió thổi bay mất, uổng lắm thay, tiếc lắm thay!
Nay kính
Hạnh Siêu
=END=
3- Diễn Ðàn Quốc Nội
- Ai mới thực sự có mưu đồ chính trị nham hiểm?
Nhật Nguyệt
Ðọc bài báo có tựa đề "Câu kết trong ngoài và mưu đồ chính trị nham hiểm" trên báo Quân Ðội Nhân Dân, người đọc có hiểu biết một chút sẽ thấy ngay đây lại là một bài báo vi phạm luật pháp và người viết bài (tên là Anh Minh) còn thiếu rất nhiều kiến thức về mặt luật pháp.
Thành lập đảng có phạm pháp hay không?
Ngay từ đầu, bài
báo cho rằng việc phục hoạt đảng Dân Chủ, một đảng đã từng sinh hoạt và chiến đấu bên cạnh đảng Cộng Sản từ năm 1946 và mới chỉ mới ngưng hoạt động vào cuối thập kỉ 80 đã là một việc làm "vi phạm pháp luật".
Ở đây, cần khẳng định việc thành lập đảng chính trị ở Việt Nam hoàn toàn không bị cấm bởi Hiến pháp.
Không hề có điều nào của Hiến pháp ngăn cấm công dân thành lập đảng để tham gia vào sinh hoạt chính trị của đất nước. Mà điều gì luật pháp không cấm thì công dân có quyền làm, đó là điểm căn bản của một Nhà nước pháp quyền.
Hơn thế nữa, Hiến pháp
còn chỉ rõ là "Nhà nước bảo đảm xã hội công bằng, dân chủ". Chỉ có đảng Cộng Sản được phép sinh hoạt chính trị, đưa người ra ứng cử, còn các đảng khác bị cấm đoán thì rõ ràng là không hề có "công bằng" ở đây. Người dân không hề được lựa chọn để bầu người vào các vị trí lãnh đạo Nhà nước thì rõ ràng không hề có "dân chủ" gì
cả.
Ðiều 53 Hiến pháp cũng khuyến khích
việc công dân tham gia vào sinh hoạt chính trị, vào các
công việc chung của đất nước. Ðể làm được điều này thì công dân cần có các đảng chính trị để sinh hoạt và lựa chọn. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt đã khẳng định "Việt Nam không phải là của riêng của người cộng sản".
Ngay cả chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã phát biểu "Bất đồng chính kiến là chuyện bình thường". Như vậy chủ tịch nước đã công nhận đa nguyên là chuyện bình thường. Ða đảng là hệ quả tất yếu của đa nguyên do mỗi đảng có quan điểm, đường lối xây dựng đất nước khác nhau. Và chỉ có người dân thể hiện quyền làm chủ của mình trong việc chọn đảng nào có đường lối đúng đắn hơn trong một giai đoạn cụ thể ra phục vụ người dân.
Tùy tiện vu khống, bôi nhọ công dân là hành vi hợp pháp tại Việt Nam?
Tiếp theo, tác giả Anh Minh
còn cho rằng việc công khai hóa đảng Dân Chủ Việt Nam "xâm hại nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội". Ðây là một việc suy diễn và không hề có căn cứ, mới nghe qua người ta cứ tưởng đảng Dân Chủ đang âm mưu "khủng bố". Việc ra hoạt động công khai của đảng Dân Chủ chứng tỏ rõ thiện ý xây dựng đất nước, thể hiện qua bản cương lĩnh, điều lệ minh bạch. Nếu như đảng Dân Chủ hoạt động bí mật thì lúc đó mới có thể đặt câu hỏi về các vấn đề "an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội".
Sau đó, bài báo chỉ tên một loạt cá nhân
và tổ chức mà tác giả Anh Minh cho là "phản động"
trong khi không hề đưa ra chứng cứ gì cả. Tất cả những sự kiện tác giả cung cấp cho người đọc không ai có thể kiểm chứng được chúng đúng hay sai, duy chỉ có việc lặp đi lặp lại việc thành lập các tổ chức chính
trị ở Việt Nam là "phản động".
Ðiều sai trái rõ ràng nhất là việc bôi nhọ cá nhân
và đưa đời tư của các cá nhân lên mạng như kĩ sư Nguyễn Sĩ Bình,
bác sĩ Nguyễn Xuân Ngãi... Ðây là việc làm vi phạm pháp luật vì luật pháp chỉ cho phép
chỉ ra cá nhân nào đang vi phạm điều luật nào. Luật pháp nghiêm cấm chuyện dựa vào đời tư cá nhân để phán xét tư cách của một con người. Thứ "chủ nghĩa lý lịch" tai hại một thời đã được tác giả vận dụng "nhuần nhuyễn" vào bài viết.
Ðáng chú ý hơn, một số những cá
nhân mà tác giả bôi nhọ như đại lão hòa thượng Thích Quảng Ðộ, giáo sư Hoàng Minh Chính, thượng tọa Thích
Không Tánh, thượng tọa Thích Thiện Minh, giáo sư Trần Khuê, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Tiến Trung... đều đang ở trong nước. Nếu những người này vi phạm luật pháp Việt Nam thì đã có tòa án xét xử. Ðằng này, không ai trong số những người này bị khởi tố chứ đừng nói đến việc bị tòa án cho là có tội hoặc phản bội Tổ quốc. Do đó, việc tác giả tùy tiện kết tội những người này là việc làm phạm pháp nghiêm trọng.
Câu hỏi về sự hiểu biết luật pháp của tác giả Minh Anh
Lấy ví dụ về việc tác giả Anh Minh
cho rằng thầy Thích Quảng Ðộ "lôi kéo, lừa gạt" người khiếu kiện để "chống đối" Nhà nước, thực chất thầy Quảng Ðộ ra đứng công khai trước thềm Văn phòng Quốc hội 2 để động viên và chia xẻ nỗi oan khuất của bà con sau 1 tháng biểu tình mà không một vị đại biểu Quốc hội nào xuất hiện.
Việc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất xuất 300 triệu để cứu chẩn cho bà con dân oan đói khổ là một việc làm
công khai. Thầy Thích Không Tánh đã mang tiền từ trong
Nam ra một cách đường đường chính chính. Nếu như các thầy có âm mưu gì thì các thầy đã làm lén lút, và đã có tòa án xét xử. Ðằng này không hề có ai bị truy tố, chứng tỏ rằng các thầy hoàn toàn vô tội.
Lại một ví dụ khác,
tác giả Minh Anh phát biểu "Không hiểu với tư cách gì, với mục đích gì, mới đây, Hoàng Minh Chính và một số đối tượng còn viết đơn xin thành lập cái gọi là Hội những người bảo vệ các nguồn viện trợ nước ngoài tại Việt Nam?...". Ðến đây thì rõ ràng tác giả Minh Anh
chẳng hiểu gì về luật pháp. Ðiều 69 Hiến pháp đã khẳng định công dân Việt Nam có quyền tự do lập hội và hội họp. Bất kì người dân nào cũng có quyền tự do lập hội, chẳng lẽ với tư cách là công dân Việt Nam chưa đủ để thành lập hội, và chẳng lẽ với mục đích tốt đẹp là "bảo vệ các nguồn viện trợ nước ngoài" lại chưa đủ để hội hoạt động?
Một ví dụ nữa, tác giả Minh Anh
cho rằng Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ là một "tổ chức phản động lưu vong". Chắc tác giả không biết Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ là một tổ chức công
khai trong nước, thành viên Nguyễn Tiến Trung đang hoạt động công khai tại Việt Nam chứ không hề "lưu vong". Và nếu như Tập Hợp Thanh Niên Dân Chủ "phản động" hay "phạm pháp" thì Nguyễn Tiến Trung đã phải ra hầu tòa rồi.
4 dạng người tại Việt Nam
Qua bài viết có thể nói là
có quá nhiều điều vi phạm luật pháp, chúng ta có thể nhận thấy trong hệ thống
"pháp quyền xã hội chủ nghĩa", Việt Nam có 4 dạng người:
1. Dạng "phản động" (theo định nghĩa của những người lãnh đạo đảng Cộng sản) nhưng "vô tội": đó là những người dân chủ không bị (hay chưa bị) khởi tố. Chúng ta có thể kể ra thầy Thích Quảng Ðộ, thầy Thích Không Tánh, thầy Thích Thiện Minh,
giáo sư Hoàng Minh Chính, giáo sư Trần Khuê, Ðỗ Nam Hải, Nguyễn Tiến
Trung,...
2. Dạng "phản động" và "phạm pháp": đó là những người dân chủ đã bị xét xử như luật sư Nguyễn Văn Ðài, luật sư Lê Thị Công Nhân, các đảng viên đảng Nhân Dân Hành Ðộng, đảng Thăng Tiến, đảng Dân Chủ Nhân Dân,...
3. Dạng "không phản động" và "phạm pháp": đó là những người lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam khi ngăn cấm các quyền công dân cơ bản đã được điều 69 Hiến pháp khẳng định. Tác giả Anh Minh của bài viết cũng thuộc dạng này, dù Anh Minh "không phản động" nhưng lại đang vi phạm luật pháp công khai qua việc bôi nhọ, vu khống cá
nhân, tùy tiện đặt tội cho người khác khi chưa có bản án của tòa.
4. Dạng "không phản động" và "vô tội": đó là những người dân bình thường, không bày tỏ quan điểm chính trị khác biệt với đảng cộng sản.
Ở một Nhà nước pháp quyền chân chính chỉ có hai dạng người: phạm pháp và vô tội. Còn ở Việt Nam, với hệ thống "pháp quyền xã hội chủ nghĩa",
chúng ta có tới 4 dạng người trong xã hội. Xem ra hệ thống luật pháp Việt Nam vẫn chưa học hỏi được gì từ các nước tiến bộ trên thế giới.
Ðể suy ngẫm
Ðể chốt lại bài phản hồi này,
xin nhắc tác giả Minh Anh nhớ rằng "cách mạng dân chủ", "cách
mạng nhung" ở các nước khác là những cuộc cách mạng tiến bộ, hòa bình để xây dựng một xã hội "công bằng, dân chủ, văn minh". Tại các quốc gia đó, đảng Cộng Sản vẫn được phép hoạt động, có những quốc gia đảng Cộng Sản vẫn được dân tín nhiệm và được bầu lại để lãnh đạo đất nước, có những quốc gia đảng Cộng Sản không được dân bầu lại. Nếu thật sự lòng dân Việt Nam muốn đảng Cộng sản lãnh đạo, dân sẽ bầu cho đảng qua bầu cử tự do và công bằng.
Những người có "mưu đồ chính trị nham hiểm" thật sự là những người bất chấp luật pháp và đạo lý xã hội, tùy tiện vu khống, bôi nhọ công dân, là những người chủ trương độc đảng, độc tài, độc quyền, là những người ngăn cấm các quyền cơ bản của người dân Việt Nam như quyền tự do lập hội, quyền tự do báo chí, quyền tự do sinh hoạt chính
trị lành mạnh,...
Việc sử dụng những từ ngữ như "phản động", "ngụy quyền", "lưu vong", "kích động", "lôi
kéo",... cần chấm dứt vì nó vô nghĩa về mặt luật pháp mà lại chứng tỏ sự hằn học, thiếu giáo dục của người viết. Những người dân chủ là những người chung sống với nhau một cách hòa bình (cộng hòa) và tôn trọng những quan điểm khác biệt của nhau. Ðể xây dựng được một xã hội "công bằng, dân chủ" như chính đảng Cộng sản đang hô hào, những nhà báo của Ðảng cần phải "quán triệt" hơn nữa tinh thần dân chủ chân chính.
Nhật Nguyệt (thành viên THTNDC)
=END=
4- Tin Tức Quốc Nội
- Tản mạn ngọn nguồi 3: Mười phương nên chừa một phương?
Thích Thiện Minh
Ngày 06 tháng 09 năm 2007
Trong tháng qua, sự kiện dân oan đã nổi cộm, tôi không trực tiếp tham gia cùng Tổng vụ từ thiện xã hội vì tôi đảm trách Hội ái Hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN. Cho dù, cả hai việc làm đều tương thân tương ái rất giống nhau, nhưng cũng có những điểm khác nhau nếu ai muốn đặt nặng vấn đề đem ra phân tích. Vì, có một vài ý kiến đóng góp
chân tình của nội bộ nhằm tránh đưa GHPGVNTN vào thế kẹt, nhất là trong tình hình khá nhạy cảm lúc nầy, nên
tôi không được trực tiếp tham gia. Mặc dù, trong lòng tôi rất sẵn sàng không nề gian
truân hay đưong đầu vào khổ nạn.Tuy nhiên, tuỳ hoàn cảnh địa phương tôi có thể tạm dùng quỹ ít ỏi của Hội ái hữu cứu giúp một số dân oan theo khả năng của mình, quỹ có được gần đây, do sự ủng hộ của một vài nhà hảo tâm hay hội đoàn. Nhưng ngược lại "quỹ từ thiện cứu tế dân oan" của GH chủ trương, duy nhất chỉ dùng để cứu tế dân oan, chứ tuyệt đối không có nhập nhằng gì đến Hội ái Hữu chi cả! đó là sự minh bạch trong sáng của công việc GHPGVNTN chúng tôi.
Tôi rất trân trọng hai
Ông bà ở vùng Bắc Cali
(xin giấu tên) đã tâm tình với tôi rằng "Dầu sao, Thầy cũng là Hội trưởng một hội lớn, dám dấn thân hy sinh đứng đầu sóng, ngọn gió mà không có tài chính thì làm sao giải quyết công việc thông
suốt được", nên ông bà cùng quý hội, quý thân Hữu xa gần, một vài anh
em trong phong trào dân chủ, đã gửi ít tịnh tài cho Hội ái hữu trong nước linh động trang trải cứu giúp mọi người, trước giúp hội viên trong hội, giúp những người đang bị tù, giúp công nhân, nông dân những người lâm cơn khốn khó....
Tuy hoàn cảnh không được phép tham gia cùng Tổng Vụ Từ thiện Xã hội như nói
trên. Nhưng tâm can tôi rất đau xót khi hằng ngày phải nghe lời bêu xấu, kết tội HT.Thích Quảng Ðộ một cách vội vàng của chính quyền Việt Nam, là thành viên trong GH làm sao tôi có thể an lòng
chấp nhận những luận đỉêm quái ác nầy! Quý thầy có tham gia trực tiếp cứu trợ không thấy vị nào phản biện, minh định việc làm chính đáng của Giáo hội, bênh vực cho Hòa Thượng Viện trưởng hay Tổng Vụ Trưởng, Tổng Vụ Từ thiện mà chỉ forward, chuyển đến nhiều nơi bằng cách đưa bài viết của công an trên các báo, hay chỉ thông tin cho trong ngoài nước biết mình đã và đang bị chính quyền triệu tập làm việc...mà thôi! Theo tôi hiểu, chắc có lẽ Chư vị cố gìn lòng
kham nhẫn theo điều thứ 10, trong 10 điều tâm niệm của Luận Bảo Vương
Tam Muội:
"Oan ức không cần biện bạch, vì biện bạch là hèn
nhát mà trả thù thì oán thù càng tăng", theo thiển kiến của tôi,
chính quyền mà độc quyền thông tin, hay bưng bít thông tin, hoặc thông tin một chiều thì làm
sao người dân có thể nắm bắt được tin tức một cách chuẩn xác được. Tôi rất cảm ơn một số bài viết rất súc tích, khá hay từ bên ngoài đã lên tiếng ủng hộ HT.Thích
Quảng Ðộ, TT.Thích Không Tánh và GHPGVNTN. Nay tôi xin có vài lời gọi là
"Tản Mạn Ngọn Nguồn 3". Xin mọi người cảm thông và bổ sung cho những gì còn khiếm khuyết.
Thời gian gần tuần lễ nay, chắc Chư Tôn Ðức Tăng Ni và đồng bào Phật Tử Việt Nam cũng như những chính giới và cộng đồng người Việt từ hải ngoại lấy làm bức xúc, xót xa......khi nghe tin tức truyền thông từ,báo chí, đài phát thanh, và đài truyền hình của nhà nước CHXHCNVN loan tải, ra rả hằng ngày, quy kết chụp mũ Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ Viện Trưởng Viện Hoá Ðạo, GHPGVNTN về việc Ngài trực tiếp đi cứu trợ dân oan tại thành phố, và cử TT.Thích Không Tánh Tổng Vụ Trưởng, Tổng Vụ Từ thiện Xã Hội, từ miền Nam lặn lội ra miền Bắc, cùng với Bản Thông bạch kêu gọi "Quỹ Cứu tế dân oan" của Ngài. Nhà cầm quyền Việt Nam cho rằng, HT.Thích Quảng Ðộ đã dùng tiền của cái gọi là của "Các thế lực thù địch" của "Bọn phản động lưu vong nước ngoài" nhằm kích động đồng bào dân oan khiếu kiện, xúi giục những thành phần xấu biểu tình, gây rối, chống lại chính quyền
Mấy tuần qua
liên tục, Báo Tuổi trẻ, báo Nhân dân, báo Công an, báo An ninh Thế giới,báo lao động v.v...đăng tải hình ảnh, thêu
dệt sự kiện GHPGVNTN cứu trợ dân oan, phóng đại, chuyện bé xé ra to...Ðài truyền hình thành phố, đài truyền hình Hà
Nội v.v...Lúc nào cũng rêu rao cho rằng Hoà Thượng bị Ông Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông Tin Phật giáo Quốc Tế chu cấp tiền bạc và giựt dây, vu
cáo trắng trợn và thâm độc rằng Hòa Thượng có mưu đồ chính trị hay chính trị hoá sự kiện dân oan.....Họ bêu tên tộc, thêm thắt đủ điều về Ngài, chính quyền địa phương các tỉnh ép buộc dân oan, mua chuộc những người dân có tham gia biểu tình đã nhận quà tiền cứu trợ của Hoà Thượng trước đây, cưỡng bức họ phải ký tên vào đơn tố giác lại Hòa Thượng, nếu ai ký sẽ hưởng được quyền lợi bằng cách xem xét giải quyết thoả đáng về việc bồi thường đất đai hoặc xem xét lại các vụ án oan sai hay xét xử thiếu công bằng v.v...
Bằng ngược lại, sẽ bị thiệt thòi đủ mọi thứ. Chính quyền sẽ dùng đơn tố giác nầy để làm cái cớ lên án, đấu tố, bôi nhọ cô lập Ngài, hoặc có thể đem trình cho các tổ chức quốc tế cho biết rằng Hoà Thượng đã bị nhân dân cáo giác. Mấy ngày gần đây công an còn tuyên truyền Hòa Thượng đã bị bắt rồi! gây hoang mang trong dư luận, dân chúng dù ít
hay nhiều cũng có người tin bởi vì báo chí, đài phát thanh, truyền hình ngày đêm công
kích để "bẻ tay Bụt ngày rằm". Ngoài ra, công an phường 15, quận Phú Nhuận đã gởi giấy mời Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ làm việc lần 3, nhưng HT không trả lời. Công an phường An Khánh, quận 2 mời TT.Thích Không Tánh lần 3, TT thối thác
không đi. Trung tá, Phạm Minh Tuấn, Trưởng Công an phường 7, quận Bình Thạnh viết thư mời triệu tập một số Chư Tăng chùa
Giác Hoa đã từng tham gia cứu trợ gồm Ðại Ðức Thích Viên Hỷ, Ðại Ðức Thích Ðồng Minh làm việc liên tiếp mấy hôm. Những vị không có mặt trong ngày cứu trợ như: TT.Thích Chân Tâm, Tổng vụ trưởng Tổng Vụ Giáo dục cũng bị ông Thượng tá Nguyễn Xuân, trưởng công an PA38 thành phố mời làm việc, nhằm thăm dò tư tưởng, khai thác công việc của Giáo Hội và ghi
âm nếu vị nào bị sơ xuất trong lúc hỏi cung thì công an sẽ căn cứ kẻ hở ấy mà quy
chụp Hòa Thượng Viện trưởng. Còn bản thân tôi vừa đến thành phố viếng thăm Hòa Thượng Viện Trưởng thì gia đình em tôi gọi điện báo tin công an tỉnh Bạc Liêu đến nhà gởi giấy mời làm việc lấy cớ là "Liên quan đến cơ quan xuất nhập cảnh".
Nhưng khi tôi trở về nhà gần tuần lễ nay, chẳng thấy việc gì? Chẳng qua chính quyền muốn ngăn cản bước đi của tôi không cho tôi đến thành phố! Việc làm nầy của công an
tỉnh Bạc Liêu đối với tôi đâu còn lạ lùng gì nữa! Ngoài ra, chính quyền còn dùng những chiêu
hạ sách như: đưa TT. Thích Minh Nguyệt, Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Tiền Giang, đem ra đấu tố trước dân TT. Thích Thiện Khánh, Chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Phú Yên bị công an xã Xuân Lộc, huyện Sông cầu, tỉnh Phú Yên mời làm việc. Phật tử Nguyên Minh, thế danh: Phan Lê Nam Văn Thiên Chương,
Phó ban hướng dẫn Gia đình Phật tử tỉnh Bình Thuận bị Ông Huỳnh Ngọc Liêm, cán bộ an ninh tôn giáo và Ông Nguyễn Hữu Quyền, Phó
phòng công an PA38, tỉnh Bình Thuận mời điều tra mấy ngày liên tục về Gia đình Phật tử Việt Nam và tìm hiểu công tác phật sự của GHPGVNTN. Chùa Ba La Mật, của Hoà Thượng Thích Nhật Ban, toạ lạc tại xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Ðồng Nai, bị Ông Sang văn Liệt, thiếu tá Trần Văn Dũng và ông Nguyễn Văn Nơ công an PA 38 tỉnh Ðồng Nai thường xuyên vào chùa vào ban đêm quậy phá,
ném đá, và ngăn cản không cho Hòa Thượng ra khỏi chùa đi bái sám..Thượng Toạ Thích Viên Ðịnh, từ Sài gòn ra chùa Thập Tháp tỉnh Bình Ðịnh, bị công an
xã, huyện mời làm việc và ra lệnh buộc TT. phải trở về Sài Gòn gấp, bằng trái lại cấm Thượng Toạ không được ra khỏi chùa. Ðiều tàn độc nhất là mượn cò mồi để tố khổ, mượn Sư đánh phá Sư, chỉ thị các Sư làm chính trị cho Mặt Trận Tổ Quốc, cho Ðảng CS VN như TT.Thích Bảo Nghiêm, Phó Ban Trị Sự Thành hội,thành
phố Hà Nội, HT.Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Hội Ðồng Trị Sự Phật giáo
nhà nước, TT. Thích Thiện Tánh, Phó Ban Trị sự Thành hội, thành phố Sài Gòn và một Phật tử chùa Khánh Anh, đường 3-2 thành phố. Các vị nầy không ngượng ngùng lên tiếng mạnh mẽ tố cáo, phê phán Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ và
GHPGVNTN cho rằng việc thực hiện hạnh nguyện từ bi, cứu khổ độ sinh của GHPGVNTN là sai trái...Qua các việc trên cho thấy:
- Phật pháp Hưng thời Tăng Ái Tăng, còn
Phật Pháp Suy thời Tăng Ố Tăng? Có phải chăng Phật pháp đã đến thời kỳ suy thoái? Cho nên Tăng bây giờ lên án,
dèm pha, phỉ báng lại tăng chăng?
Nếu có ai hỏi tôi việc làm của Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ đúng hay sai?
Tôi xin trả lời rằng: Việc làm của Ngài
Hoàn toàn đúng! Và đúng cả mặt Ðạo lẫn Ðời!
- Về mặt Ðạo: Ðạo Phật là đạo từ bi, "Từ năng dữ nhất thiết chúng sinh chi lạc 2", từ là ban vui cho hết thảy chúng sinh, "Bi năng bạt nhất thiết chúng
sinh chi khổ", Bi là cứu khổ cho hết thảy chúng sinh, Từ là ban vui, và Bi là Cứu khổ, đạo Phật là đạo tình thương, đạo Phật không có hận thù. Phật dạy:
"Phục vụ chúng
sinh là cúng dường chư Phật"
cho nên: Dẫu xây chín cấp phù đồ
Không bằng làm phúc cứu cho một người
Vì thế: Việc làm
trên hoàn toàn đúng hạnh nguyện của kẻ xuất gia, và mới xứng đáng là trưởng tử của Như lai, đích thực là đệ tử Phật vậy!
- Về mặt Ðời: Khi chứng kiến sự thống khổ của đồng bào, "Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng", cho nên: "Một nắm khi đói, bằng một gói khi
no"... vì thế: Việc làm trên rất đúng với, ca dao, phong dao, phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo lý và văn hoá của người Việt Nam.
Ngoài ra, về mặt xã hội hay
chính quyền: Việc làm của HT Thích Quảng Ðộ cũng hoàn toàn đúng, vì nhà nước VN có chủ trương kêu gọi "lá lành đùm lá rách" hay "xoá đói giảm
nghèo", hoặc kêu gọi hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương
vả lại: Dân oan khiếu kiện là nạn nhân do chế độ tạo ra mấy mươi năm qua, nào là án oan, chết oan, đền bù việc giải toả nhà cửa đất đai không thỏa đáng, sung công cưỡng chế bất hợp pháp tài sản, nhà cửa của dân, chính quyền ỷ thế bức hiếp dân v.v... Ôi hàng trăm, hàng ngàn sự kiện đã xảy ra lúc
HT, Thích Quảng Ðộ còn trong tù kia mà! Có những việc xảy ra gần đây, tất cả đều do chính quyền gây nên cả, chứ dân oan không phải do HT Thích Quảng Ðộ hay GHPGVNTN tạo nên, cho dù HT Thích Quảng Ðộ có ra tay cứu trợ hay
không thì Dân oan vẫn tự bột phát đứng lên, đấu tranh đòi công lý, người dân biểu tình một cách ôn hòa bất bạo động để đòi hỏi quyền lợi chính đáng và thiết thực của đồng bào, mà điều 69 trong Hiến Pháp nước CHXHCNVN và luật pháp nhà nước Việt Nam cho phép.
Ðáng lý ra, nhà nước Việt Nam cần có lời trân trọng cảm ơn Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ mới đúng, vì món nợ của nhà nước gieo oan kết trái, nhà nước không trực tiếp xoa dịu, tự giải oan và giải quyết thoả đáng được, nên Hòa Thượng và GHPGVNTN cám cảnh sinh tình, đành đứng ra cứu giúp đồng bào. Một ít quà chẳng đủ vào đâu nhưng biểu tỏ sự cảm thông, sẻ chia, an ủi, chứ chẳng có mục đích nào khác, ngoài việc thể hiện Ðạo từ bi. Nếu xét cho
cùng GHPGVNTN cũng là giáo hội nghèo và cũng là dân oan, nên đồng cảm với hoàn cảnh dân oan thôi! Giáo hội không nghèo và oan khuất sao được khi cơ sở của giáo hội từ trung ương đến địa phương đều bị sung công quản lý, tất cả Tăng Ni và Giáo sản đã bị chính quyền CSVN dùng quyền lực ra lệnh vào năm 1981, chỉ ra lệnh xoá 2 chữ thống nhất là tất cả biến đổi trở thành GHPGVN dưới sự điều hành của Mặt trận Tổ quốc VN, của Ðảng CSVN,
Hãy hình dung lại, bao
nhiêu năm trong bưng biền người CS không công lao tạo dựng, không đóng góp
gì cho tôn giáo, nhưng đến khi chiếm được miển Nam liền dùng sức mạnh bạo quyền áp đặt tất cả các tôn giáo phải trực thuộc về Ðảng, phải làm công cụ chính trị cho đảng CS nói chung, trong đó có GHPGVNTN nói riêng, liệu có bất công
không? Mà công an các tỉnh thành lúc nào cũng luôn miệng nhai đi nhai lại một kịch bản rẻ tiền cho rằng GHPGVNTN hoạt động bất hợp pháp, không được chính quyền thừa nhận? GHPGVNTN làm chính trị? GHPGVNTN chống chính
quyền?
Hãy xét lại:
1/ Phật lịch đến nay đã 2551 năm, còn Chủ nghĩa Mác-LêNin chưa gần 160 năm, chả lẻ Ðức Phật ra đời trước để chờ sẵn chống Ông Mác, Ông Lê Nin hay sao?
2/ Ðạo Phật hiện diện tại Việt Nam vào
năm 40 trước công nguyên, đến nay trên 2000 năm còn chủ nghĩa cộng sản manh nha tại Việt Nam vào năm 1930, đến nay mới 77 năm, chả lẻ đạo Phật du nhập vào VN trước để chờ sẵn chống chủ thuyết cộng sản hay sao?
3/ GHPGVNTN là sự kết hợp kế thừa của các tổng hội Phật giáo,
Nam Bắc Tông ra đời vào năm 1964, còn chính quyền cộng sản cưỡng chiếm miền Nam vào ngày 30-04-75, chả lẻ GHPGVNTN có trước để chờ sẵn chống chính quyền CS hay sao?
Nói tóm lại, đạo phật sinh trước, chế độ CS sinh sau đẻ muộn mà lại nói GHPGVNTN chưa được chính quyền thừa nhận, sao không nói ngược lại
GHPGVNTN có thừa nhận chính quyền CS hay không?
Còn nói: Hoà thượng Thích Quảng Ðộ xúi dục, kích động những phần tử xấu quấy rối, chống lại chính quyền thì càng sai, vì những người tiên phuông dám đứng lên đấu tranh đòi hỏi, hầu hết là những Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, gia đình có
công với cách mạng, cán bộ phục viên, thương phế binh của chế độ, họ mang cả hình ảnh, huân chương, huy chương, bằng khen của nhà nước VN cấp, có cả cờ đỏ sao vàng và hình Cụ Hồ, họ mạnh dạn và can đảm vì đã từng đội bom, đội đạn hy sinh đóng góp rất nhiều cho đất nứơc để ngày nay những người đương quyền tận hưởng bổng lộc quyền cao, mà gọi họ là phần tử xấu hay sao! Chưa nói, nếu nhà nước Việt Nam muốn thúc đẩy tiến trình dân chủ hoá đất nước tiến nhanh hơn cũng cần có tiếng nói phản biện của quần chúng....để thấy rõ sự tiến bộ của xã hội. Dù muốn dù không, Việt Nam phải vào quỹ đạo của tiến trình dân chủ hoá toàn cầu và không có con đường nào khác. Như vậy, những nhà đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân quyền hay tự do tôn giáo một cách ôn hòa, bất bạo động trong ngoài nước hiện nay và đảng cộng sản Việt Nam cũng cùng mục tiêu phải tiến, duy chỉ khác nhau là tiến trình đến nhanh hay chậm mà thôi! Cho nên thái độ chính trị của Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ có lên tiếng nói đòi hỏi dân chủ công khai trước đồng bào dân oan khiếu kiện tại thành phố đi nữa, chính quyền cần phải trân trọng! Vì có người công khai yêu sách càng cho thấy sự tiến bộ Dân chủ của chế độ, cho dù, trên cương vị cầm quyền đôi lúc cũng gặp không ít đau lòng... Nhưng có trách cứ thì chính quyền trước sau vì cũng nhận ra "Hoà Thượng Thích Quảng Ðộ cầm đèn chạy trước ô tô mà thôi!", "Vì trước hay sau
vì, con đường nào cũng về Tây Thiên trúc"; Tây Thiên Trúc ở đây tôi muốn nói là
"Dân chủ Ða Nguyên".
Ngoài ra: Cương vị nhà Sư là thể hiện hạnh nguyện bố thí, bố thí gồm tài
thí, pháp thí và vô uý thí, đương nhiên muốn bố thí, thì phải có mới bố thí, trước nhất phải có tấm lòng thương người, quan tâm đến tha nhân, nhưng nhà Sư chỉ có thể hiện được Pháp Thí và Vô Uý Thí, vì tài thí tức tiền của, vật chất đều phải nhờ sự hỗ trợ của đàn na tín thí của những nhà hảo tâm, chính vì thế phải kêu gọi sự hỗ trợ của mọi giới, không phân biệt trong hay ngoài nước, của cá nhân
hay tập thể, của các tổ chức đoàn thể chính trị hay kinh tế hoặc tôn giáo kể cả chính quyền CSVN, hay cán bộ cộng sản nếu có tấm lòng.
Do đó, nếu nhận biết được đồng bào lâm cơn thống khổ, như thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, hạn hán, động đất v.v...nếu có thể được GHPGVNTN sẵn sàng tạo điều kiện đóng góp không chút từ nan.
Nói gì thì nói, chính quyền đã dùng
quyền lực của mình ra áp đặt thống soái mọi lĩnh vực, mọi sinh hoạt xã hội, mọi tầng lớp dân chúng. Nếu có trấn áp 10 phương cũng nên chừa một phương? để còn có cơ hội.....chứ! Bởi vì, "Hữu phước bất khả hưởng tận, hữu thế bất khả ỷ tận, bần cùng bất khả khinh tận, tam giả giải thiên địa tuần hoàn châu nhi phục thỉ" có phước đừng hưởng hết phước, có thế lực đừng ỷ hết thế lực, kẻ yếu thế hay nghèo nàn đừng khinh miệt hết mức, 3 điều ấy theo định luật tuần hoàn của trời đất xoay dần rồi trở lại ban đầu. Trước hết, những nhà lãnh đạo Việt Nam đừng nên phá sản lại sự nghiệp của mình, nhất là đừng đi ngược lại khát vọng của đồng bào VN trong ngoài nước và cộng đồng Quốc tế. Dẫu sao, sự cứu trợ của GHPGVNTN ít nhiều cũng có sự tác dụng, đôi khi đứng về kẻ cầm quyền cũng cảm thấy quan ngại. Cho dù có một bộ máy công an và quân đội hùng mạnh, đã từng tự hào đánh thắng các đế quốc trong chiến tranh. Nhưng từ trung ương đến địa phương giờ đây đã mục ruỗng vì cán bộ quan liêu, mệnh lệnh, tham ô, hữu hoá chuyên quyền móc ngoặc, hối lộ, tham nhũng tràn lan, thực sự đã mất lòng dân cho nên đã làm nền hòa
bình bị tê liệt. Từ đó nên quan ngại lo xa, chứ nhà nước Việt Nam cũng dư sức thừa hiểu GHPGVNTN không làm chính trị mà chỉ sợ, GHPGVNTN bị các thế lực chính
trị lợi dụng như chính những người cộng sản đã từng lợi dụng tôn giáo trước đây! Một lần nữa mong rằng nhà nước VN "10 phương nên chừa một phương"./.
Thích Thiện Minh
=END=
5- Tham Khảo
- Tổ chức công sở theo luật pháp, họat động hiệu lực và không thiên vị (1)
Nguyễn Học Tập
(VNN)
"Các công sở được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp, thế nào để bảo đảm được hiệu lực tốt đẹp và không thiên vị" (Ðiều 97, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
I- "Các công sở được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp".
A- Ðiều khoản vừa được trích dẫn thuộc phần II của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc (điều 55 - 139), phần đề cập đến tổ chức cơ chế Quốc Gia (Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp).
Cơ chế Quốc Gia là
những phương tiện, được thiết lập, tổ chức như là phương tiện, do Hiến Pháp xác định để bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi phát huy nhân phẩm và các giá trị con người, như là mục đích tối hậu của Quốc Gia ở phần I (điều 1- 54):
- "Nền Cộng Hoà nhận biết và bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của con người, con người như cá nhân hay con người như thành phần xã hội, nơi mỗi cá nhân triển nở nhân cách của mình, và đòi buộc các bổn phận liên đới không thể thiếu trong chính trị, kinh tế và xã hội" (Ðiều 2, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- "Bổn phận của Nền Cộng Hoà là dẹp bỏ đi những chướng ngại vật về phương diện kinh tế và xã hội, là những chướng ngại, trong khi thật sự giới hạn quyền tự do và bình đẳng của người dân, không cho phép mỗi người triển nở hoàn hảo con người của mình và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Ðiều 3, đoạn 2, id.).
Nêu lên nhân phẩm và các
quyền bất khả xâm phạm của con người như là những giá trị, mà tổ chức Quốc Gia xem là cùng đích của mình (điều 2-54), phải đứng ra bảo vệ và phát huy, giúp cho "triển nở hoàn hảo" là một chuyện, nhưng mục đích đó có đạt được không, điều đó còn tùy thuộc vào việc Hiến Pháp có tiền liệu cho Quốc Gia các phương thế có khả năng bảo vệ và có khả năng phát huy giúp cho "triển nở hoàn hảo" hay không.
Ðọc các Hiến Pháp
Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu trong nhãn quang đó, điều ai cũng thấy được trước tiên hầu hết là những Hiến Pháp cứng rắn (rigide), cả cấu trúc và nội dung không dễ gì có thể thay đổi được, gồm cả những điểu khoản bất di dịch, để quyết tâm đạt được mục đích: bảo vệ và phát huy con người.
- "Không thể chấp nhận bất cứ một sự thay đổi nào đối với Hiến Pháp nầy (Grundgesetz, Luật Lệ Nền Tảng), có liên quan đến mối tương quan giữa Liên Bang (Bund) và các Tiểu Bang
(Laender), đến sự tham dự của các Tiểu Bang vào tiến trình lập pháp hay đến các nguyên tắc đã được tuyên bố ở điều 1 và điều 20" (Ðiều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
(Ðiều 1, liên quan đến nhân phẩm con người bất khả xâm phạm và điều 20, định nghĩa thể chế Cộng Hoà, Liên Bang, Dân Chủ và Xã Hội của Cộng Hoà
Liên Bang Ðức).
Kế đến, ngoài
ra cấu trúc cứng rắn, bất di dịch đó, Hiến Pháp còn tiền liệu nhiều phương thế khác để bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi phát huy, giúp cho mỗi người "triển nở hoàn hảo con người của mình và tham dự một cách thiết thực" vào cuộc sống cộng đồng của đất nước.
Một số phương
thế đó, chúng ta đã có dịp đề cập đến trong bài "cfr. BẢO V_ NGƯI
DÂN TRƯỚC CƠ QUAN CÔNG QUYỀN".
Ðiều nổi bật của một trong
những phương thế bảo vệ và phát huy con người, liên quan đến lãnh vực tổ chức cơ sở công quyền, được điều 97, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, mà chúng ta trích dẫn ở trên, đó là đặc tính của các công sở
- "phải được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp, hoạt động có hiệu lực và không thiên vị bè phái " (Ðiều 97, đoạn 1, id.)
Có như vậy, mỗi cá nhân
mới có điều kiện và cơ hội thuận lợi để
- "triển nở hoàn hảo con người của mình và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Ðiều 3, đoạn 2, id.).
Ðọc lại câu trích dẫn của điều 97, đoạn 1 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc, chúng ta thấy được một trong các phương thức Hiến Pháp dùng để bảo vệ và phát huy con người, đó là cách
dùng thể thức "dành quyền hạn chế cho luật pháp" (riserva di legge), được thể hiện qua đoạn văn:
- "Các công sở được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp...".
Ðoạn văn vừa kể nói cho
biết ai có phận sự tổ chức các cơ quan công quyền sau nầy, không thể tùy tiện tổ chức thế nào tùy hỷ, mà phải tổ chức "theo chỉ thị của luật pháp".
Và rồi như chúng ta
biết trong một Quốc Gia dân chủ, luật pháp chỉ trở thành luật pháp thực sự, có hiệu lực luật định, chỉ có cơ quan lập pháp hay Quốc Hội mới có quyền "chuẩn y hay bác bỏ", biến các dự án luật, sắc lệnh, sắc luật, nghị định trở thành "có hiệu lực thực định"(cfr SẮC LịNH V SẮC LUậT TRONG HIẾN PHÁP DÂN CHỦ)
Hiểu như vậy, chúng
ta hiểu được Hiến Pháp dùng thể thức "dành quyền hạn chế cho luật pháp", qua câu
nói "các công sở được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp", là Hiến Pháp dành quyền Quốc Hội.
Chỉ có chỉ thị luật pháp
nào được Quốc Hội "chuẩn y" mới là khuôn mẫu và lằn mức, trong khuôn viên đó Chính Quyền mới có quyền tổ chức các cấu trúc
các công sở (Sorrentino Federico Lezioni sulla riserva di legge, I, s.e.
Genova 1977).
Nói cách khác, Hiến Pháp ủy nhiệm cho Quốc Hội, mới là cơ quan lập pháp có
quyền "chuẩn y hay bác bỏ" các đồ án tổ chức quyền công quyền, mà Chính Quyền phải tuân theo trong việc hành xử quyền hạn tổ chức cấu trúc
Chính Quyền và cơ sở hành chánh quản trị của mình.
Ði ra ngoài những lằn mức "chỉ thị của luật pháp" để tổ chức công quyền là Chính Quyền có cách hành xử vi hiến.
Nhưng rồi lằn mức hạn định của Hiến Pháp đối với quyền hành xử và tổ chức công sở không phải chỉ dừng lại ở đó, "khoán trắng" cho Quốc Hội muốn soạn thảo, "chuẩn y hay bác bỏ", "chỉ thị luật pháp" để tổ Chính Quyền chức công sở thế nào tùy hỷ, như "Ðảng và Nhà Nước mình" đang làm, mà là Quốc Hội chỉ được chuẩn y những chỉ thị luật pháp nhằm tổ chức công sở, bảo đảm cho nguời dân và đất nước có được một nền công quyền
- "hành xử một cách hiệu năng và không bè phái thiên vị".
Ðó là lằn mức Quốc Hội không
thể vượt qua trong phận vụ "lập pháp", "chuẩn y hay bác bỏ "luật pháp của mình,
hình thức dùng "quyền hạn chế tăng cường đối với luật pháp" (riserva rinforzata di legge).
Nói cách khác, trong điều khoản được trích dẫn ở đầu bài, Hiến Pháp đã dùng đến cả hai hình thức để bảo vệ và tạo điều kiện phát huy nhân phẩm và các giá trị của con người. Ðó là phương thức
- "dành quyền hạn chế cho luật pháp" (riserva di
legge): "các công sở được tổ chức theo chỉ thi của luật pháp", và phương thức
- dành quyền hạn chế tăng cường đối với luật pháp (riserva rinforzata di legge): "thế nào để bảo đảm được hiệu lực và không thiên vị bè phái" (Carretti Paolo,
Pubblica Amministrazione, in Commentario della Costituzione, art. 97, G. Branca
(a cura di), Zanichelli, Bologna 1994, 9s).
Phương thức hành xử vừa kể của Hiến Pháp đặt người dân được bảo vệ đến hai lần:
- được
luật pháp bảo vệ, (dành quyền hạn chế cho luật pháp), hay đúng hơn được Quốc Hội, cơ quan dân cử và là tiếng nói của dân, đứng ra bảo vệ cho bằng cách "chuẩn y hay bác bỏ" luật pháp
chính đáng, chống lại mọi cách hành xử của Chính Quyền độc tài tự tung tự tác.
- được
bảo vệ bằng lằn mức hiến định, (dành quyền hạn chế tăng cường đối với luật pháp), mà cả Quốc Hội cũng không thể vượt qua, trong lúc soạn thảo và chuẩn y luật pháp, nếu đạo luật của Quốc Hội không muốn bị coi là những đạo luật vi hiến và trở thành vô giá trị.
- Nhưng rồi phương
thức "dành quyền hạn chế cho luật pháp" trong một Quốc Gia Dân Chủ Ða Nguyên, Ða Ðảng còn có một giá trị bảo đảm khác nữa. Ðó là người dân còn được bảo đảm bằng chính khả năng ảnh hưởng của các chính đảng trong
Quốc Hội.
Quốc Hội của các Quốc Gia
Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu không phải chỉ là Quốc Hội của "Ðảng và Nhà Nước mình", do "Ðảng và Nhà Nước mình" chỉ thị, giựt dây phải "lập pháp" theo những gì Ðảng muốn.
Luật pháp được Quốc Hội Tây Âu "chuẩn y" là "chuẩn y hay bác bỏ", sau khi được các dân biểu, đại diện cho các chính đảng, tiếng nói của nhiều từng lớp dân chúng bàn cải, quyết định đồng thuận hay bất đồng.
Từ đó chúng ta thấy được người dân được các công sở "tổ chức theo chỉ thị của luật pháp" bảo vệ, cũng được các chính đảng của mình đứng ra bảo đảm trong Quốc Hội bằng luật pháp (Carretti Paolo, id. 2-3).
B- Hiểu chủ đích của điều 97, đoạn 1 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc trong những dụng ý vừa kể, bảo vệ con người chống lại lạm quyền của những ai hành xử quyền lực Quốc Gia, và người dân có được bảo vệ khỏi những lạm dụng áp bức, mới có cơ hội
- "triển nở hoàn hảo con người của mình
- và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở",
chúng ta thấy được đoạn Hiến Pháp vừa kể là một khúc quanh lịch sử, cởi bỏ đi những gì bất hạnh cho đất nước của thời quân chủ trước đó, cũng như kế đến là chế độ độc tài phi nhân Phát Xít của Mussolini.
Chế độ độc tài phi nhân đó, chúng ta còn có được dấu vết ở điều 1, số 3, đạo luật 1926, theo đó thì
"Chính Quyền có quyền ra chỉ thị để định chế tổ chức và hoạt động của các nền Hành Chánh Quốc Gia, thiết định nhân sự cho các cơ cấu đó, cũng như thiết định các cơ quan và tổ chức công quyền".
Nói một cách tổng quát,
Chính Quyền có toàn quyền tổ chức và điều hành các cơ quan
công quyền, thiết định nhân sự và đường lối hoạt động.
Và như vậy viết lên những gì các
vị soạn thảo Hiến Pháp đã viết ở điều 97, đoạn 1, "dành quyền hạn chế cho luật pháp", là các vị có ý viết lên để dành lại phần đất mà Quốc Hội đã bị đảng Phát Xít của Mussolini truất hữu, và Quốc Gia Ý bị chồn vùi trong chế độ độc tài (1926-1945).
Ðó là những gì chúng ta còn đọc lại được trong các tài liệu của Ủy Ban Nghiêng Cứu Lập Hiến trong thời soạn thảo Hiến Pháp 1947 (Commissione per la Riforma dell'Amministrazione.
La legge generale sulla pubblica amministrazione, 87s).
Nhưng "dành quyền hạn chế cho luật pháp", dành lại quyền định chế tổ chức các công sở cho Quốc Hội, kể cả "dành quyền hạn chế tăng cường đối với luật pháp", có phải chủ đích của các vị soạn thảo Hiến Pháp
1947 Ý Quốc là từ nay loại trừ hẳn Chính Quyền ra khỏi lãnh vực thiết định cách tổ chức các công sở không?
a) Cách giải thích hạn hẹp.
Trước quá khứ đại họa của nền độc tài Phát Xít đem đến cho đất nước, người đọc dễ có khuynh hướng đọc điều 97, đoạn 1 của Hiến Pháp 1947 Ý Quốc như là bản tuyên án để dứt điểm Phát Xít và những gì liên hệ.
Bởi đó không ít học giả cho rằng điều khoản của Hiến Pháp đang được đề cập là một khúc quanh tuyệt đối, dứt điểm cách hành xử của Phát Xít (Cantucci Michele, La pubblica amministrazione, in
Commentario sistematico della Costituzione italiana, P. Calamandrei Piero e A.
Levi (a cura di), II, 155).
Chính Quyền qua các đinh chế, nghị quyết, pháp lệnh, pháp
luật gì gì đi nữa, cũng không còn có được một quyền lực nào để xác định thể thức tổ chức công quyền (Zanobini, La potestà regolamentare e le norme della
Costituzione, in Riv. trim.dir.pubbl., 1951).
Như vậy, theo quan niệm của các học giả được đề cập, kể từ nay, với phương thức "dành quyền hạn chế cho luật pháp" của điều 97 đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc, quyền soạn thảo các đạo luật về tổ chức và hoạt động công sở là "dành quyền tuyệt đối cho Quốc Hội".
Bất cứ hành động nào của Chinh Quyền, liên hệ đến lãnh vực được đề cập, hành động khác với luật lệ của Quốc Hội đều được coi là bất chính.
b) Cách giải thích tương đối.
Một vài học giả khác có
lối giải thích co giản hơn, theo đó thì các cách tổ chức qua nghị định, pháp lệnh, điều lệ, nội quy của Chính Phủ có thể chấp nhận được, miễn là những thể thức hành xử đó để tổ chức và điều hành phải được hiểu như là các phương thức áp dụng và bổ túc đối với các chỉ thị luật pháp của Quốc Hội, ngoại trừ những lãnh vực chuyên môn độc lập (lãnh vực quân sự, chẳng hạn) hay được luật pháp ủy thác cho (Crisafulli, Lezioni di diritto costituzionale, II, 5
ed., Cedam, Padova 1985, 113s).
Bổn phận "thực thi" (esecutivo) của các điều lệ, nghị định của Chính Phủ, đối với luật pháp của Quốc Hội, không thể chỉ hiểu theo nghĩa hẹp, mà còn phải hiểu theo cả nghĩa áp dụng và bổ túc các nguyên tắc tiên khởi được luật pháp hay Hiến Pháp tuyên bố, như mối tương quan giữa luật lệ Quốc Gia và luật lệ của các Vùng hay Cộng Ðồng Ðịa Phương (Sandulli Aldo Maria, La potestà regolamentare nell'ordine
vigente, Foro it., 1982, IV, 62s).
Nhưng dù có giải thích
co giản đi nữa, quyền tổ chức công sở của Chính Quyền cũng phải được hiểu là quyền "thoát xuất" (derivato) từ luật pháp, "theo chỉ thị của luật pháp", chớ không phải là quyền "khởi thủy" (originale), như trong quan niệm quân chủ hay quan
niệm của thời Phát Xít (hay cả theo quan niệm của thời Ðảng và Nhà Nước).
Mối tương quan
duy nhứt giữa luật pháp và các điều lệ, nghị định của Chính Quyền, được các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc xác nhận khi các vị viết ra điều 97, đoạn 1 đang bàn, là mối tương quan theo hệ thống giai cấp, đặt định chế tổ chức công sở tùy thuộc vào luật pháp của Quốc Hội, luật pháp diễn tả thành các điều khoản luật, lý tưởng và mục đích đã được ghi trên Hiến Pháp.
Nhãn quan của lối giải thích tương đối cho phép chúng ta quan niệm được luật pháp của Quốc Hội là những điều khoản luật diễn tả các
nguyên tắc căn bản bắt buộc của Hiến Pháp và các điều lệ, nghị định của Chính Phủ là những điểu khoản luật để áp dụng và bổ túc những nguyên
tắc được tuyên bố một cách tổng quát.
Với quan niệm vừa kể chúng ta
thấy được luật pháp của Quốc Hội và điều lệ, nghị định của Chính Phủ là những "phương thức hợp tác" xử dụng quyền lực Quốc Gia ngay cả trên
cùng một đối tượng, tổ chức các cơ quan công quyền, với các chính hướng khác nhau và ở những bậc thang áp dụng khác nhau, tương tợ như tổ chức y tế trên bình diện toàn quốc và tổ chức bệnh viện, các trạm cứu thương, bác sĩ tại các khu phố cho gia đình ở lãnh vực địa phương.
Mối tương quan
và sự hợp tác của các phần tử trong hệ thống không thể nào được thiết định trên nguyên tắc và theo lý thuyết được, mà phải giao lại cho các cơ quan liên hệ chuẩn định, thế nào cho thẩm quyền ở tầm mức nầy không dẫm chân lên quyền hạn của tổ chức kia, và tốt nhứt được thiết định theo nguyên tắc "phụ túc hổ tương" (sussidiarietà) (Paolo Carretti Paolo, id., 15-16).
Qua cả hai phương
thức giải thích, "dành quyền hạn chế tuyệt đối cũng như tương đối" chúng ta không có được một lý chứng nào
cho phép giải thích các nghị định, sắc luật, sắc lệnh, điều lệ được Chính Quyền đưa ra để tổ chức và điều hành cơ quan công quyền hay công sở là những điều khoản có hiệu lực "độc lập" với pháp luật do Quốc Hội "chuẩn y hay bác bỏ", mà điều 97, đoạn 1 nêu lên bằng cách tuyên bố "các công sở được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp...".
Bởi vì đó là quan
niệm mới mẻ, được Hiến Pháp tuyên bố, làm cách mạng để "lật đổ" cách tổ chức và hành
quyền của chế độ Phát Xít.
Không chấp nhận cho luật lệ của Chính
Phủ đưa ra để tổ chức và điều hành công quyền của Chính Phủ độc lập đối với luật pháp của Quốc Hội, cho thấy các vị soạn thảo Hiến Pháp 1947 Ý Quốc có ý áp dụng tiêu chuẩn phân chia rõ rệt lãnh vực của hai nguồn quyền lực Quốc Gia.
Tuy nhiên, mặc dầu là hai
lãnh vực được phân chia rõ rệt, nhưng dụng ý của các vị không phải là phân chia để tách biệt cho bằng phân chia để cùng nhau cộng tác, theo những gì Hiến Pháp đã tiền định, cộng tác để thực thi những nguyên tắc và tôn trọng những giá trị nhân bản được Hiến Pháp đứng ra bảo đảm (Cerretti Paolo, id., 22-23).
Ðiều vừa kể có thể giải thích
rõ hơn rằng Hiến Pháp quy trách cho Quốc Hội soạn thảo, chuẩn y luật pháp
liên quan đến tầm mức quan niệm tiên khởi về những gì Hiến Pháp tuyên bố "...bảo đảm hiệu lực tốt đẹp và không thiên vị bè phái ".
Quan niệm tiên khởi đó cũng sẽ là định chuẩn được áp dụng khi cần để kiểm soát các quyền và lợi thú liên hệ đối với các nguyên tắc và các cơ sở công quyền liên hệ.
Như vậy, "dành quyền hạn chế cho luật pháp", của điều 97, đoạn 1 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc tuyệt đối hay tương đối?
- tuyệt đối, đối với những giá trị nền tảng của con người (quyền bình đẳng (Ðiều 3, đoạn 1), quyền con người được tôn trọng (Ðiều 2), thể chế dân chủ (Ðiều 1, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc),
- tương đối, đối với những vấn đề có liên quan đến luật lệ ở bình diện thấp hơn, thuộc quyền hạn chính hướng của các cơ quan khác với Quốc Hội
Từ ngày thành lập thể chế Cộng Hoà
trên đất nước, tuyên bố Hiến Pháp năm 1947, một đôi khi Viện Bảo Hiến can thiệp để giải quyết vấn đề "dành quyền hạn chế tuyệt đối hay tương đối" của điều 97, đoạn 1 Hiến Pháp đang bàn.
Theo Viện Bảo Hiến, thì những gì điều 97, đoạn 1 Hiến Pháp
tuyên bố có ý "dành quyền hạn chế tương đối ", bởi vì điều khoản của Hiến Pháp:
"...không cấm cản bất cứ một luật lệ nào khác với luật pháp, cũng như không cấm Chính Quyền cứu xét các luật lệ phụ thuộc có hiệu lực bổ túc" (Corte Cost., sent n.4 del 1962, in Giur. cost. 1962, 31s).
Và những năm sau đó Hội Ðồng Tham Vấn Quốc Gia (Consiglio di Stato) lên tiếng xác định về cách cho phép của Viện Bảo Hiến vừa kể:
"...miễn là trong các trường hợp đó, có những đạo luật tiền liệu các tiêu chuẩn và định hướng thích hợp, giới hạn trong một hay các lãnh vực xác định phương, cách hành xử các quyền lực thứ yếu bổ túc và các mục đích cần đạt được" (Cons. di Stato,
sez IV, 21.10.1969, n. 517).
Duyệt xét chung các chỉ thị của Viện Bảo Hiến và Hội Ðồng Tham Vấn Quốc Gia về vấn đề Chính Quyền hành xử quyền tổ chức vả điều các cơ quan công quyền, chúng ta có thể hiểu được chỉ thị của điều 97, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc như sau:
"việc thiết định các vấn đề căn bản của việc tổ chức và hành xử cơ quan công quyền phải được luật pháp xác định, để có thể bảo đảm được hiệu lực tốt đẹp và tránh đi cách hành xử bè phái thiên vị của các công sở".
Ðiều vừa kể có nghĩa là
"đối với những vấn đề căn bản của việc tổ chức và hành xử công sở hay cơ quan công quyền", hay đúng hơn đối với kỷ luật tối thiểu liên hệ của vấn đề, luật pháp không thể vắng bóng được.
Nói cách khác, các xác quyết của Viện Bảo Hiến bắt buộc Quốc Hội, khi
quyết định thiết lập một công sở (hay cơ quan công quyền), phải đứng ra cung cấp các chỉ thị cho cơ quan đó về
- nhân sự cần thiết,
- xác định định chế tổ chức và hoạt động,
- các chức vụ liên hệ đến phận vụ (Corte Cost., sent. 14 del 1962, in Giur. cost. 1962, 146s).
Quốc Hội bị bắt buộc phải thành lập những điều khoản luật, nếu là để thiết lập môt công sở có liên hệ đối ngoại, liên hệ ra bên ngoài nội bộ của cơ quan đang bàn, trừ khi "cơ quan hành chánh thuộc hệ được luật pháp cho phép có thẩm quyền thiết định các hoạt động của chính cơ quan đó" (Corte Cost., sent. n. 221 del 1976, in giur. cost. 1976,
1389s).
- Ngoài ra Quốc Hội cũng bị bắt buộc phải thiết định bằng luật pháp thể chế lương bổng (Corte Cost. sent. n. 161 del 1962, 1402s).
- Quốc Hội cũng phải thiết định bằng luật pháp "phận vụ của các cơ cấu trong tổ chức, thời gian đảm nhiệm chức vụ và địa vị của họ" (Corte Cost.,
sent. 221 del 1976, in Giur. cost. 1988, 3299s).
Nói tóm lại, dù với phương
thức "dành quyền hạn chế tuyệt đối cho luật pháp", "dành quyền hạn chế tương đối cho luật pháp", dù qua những phán quyết của Viện Bảo Hiến hay của Hội Ðồng Tham Vấn Quốc Gia,
chúng ta thấy được ý nghĩa của đạo luật Hiến Pháp 97, đoạn 1 vẫn không thay đổi, vẫn có giữ hiệu lực tối thiếu phải có của luật pháp để bảo vệ và tạo điều kiện thăng tiến con người và thăng tiến xã hội.
Bởi lẽ "các công sở được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp...", để bảo vệ và tạo điều kiện thích nghi, để
- "...mỗi cá nhân triển nở hoàn hảo con người của mình và tham dự một cách thiết thực vào tổ chức chính trị, kinh tế và xã hội của xứ sở" (Ðiều 3, đoạn 3 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
C- Nhưng con người trong tổ chức Quốc Gia Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu, về phương diện luật pháp, liên quan đến việc tổ chức và hành xử công quyền, được bảo vệ bản thân mình và bảo đảm cho có điều kiện thuận lợi để thăng tiến chính mình và thăng tiến xã hội, không phải chỉ có vậy.
Nói cách khác, Hiến Pháp
Nhân Bản và Dân Chủ Tây Âu không chỉ khoáng trắng cho Quốc Hội "lập pháp", "chuẩn y hay bác bỏ" luật pháp một mình.
Mussolini và Hitler cũng đã qua Quốc Hội "lập pháp", "chuẩn y hay bác bỏ" mà có những đạo luật, để áp dụng lên đầu lên cổ dân Ý và dân Ðức, đối xử với con người như súc vật tùy hỷ "...theo các chỉ thị của luật pháp", với hàng chục triệu người bị thủ tiêu trong các lò sát sinh và dưới mồ chôn tập thể.
Và chắc "Ðảng và Nhà Nước mình" cũng luôn luôn có dưới tay Quốc Hội "trung với Ðảng hiếu với dân", được thành lập theo thể thức "đảng cử dân bầu", để có được luật pháp hành xử tha hồ tự tung tự tác, đối với thần dân súc vật, nô lệ, cướp của, cướp nhà, cướp đất, xuất khẩu lao động nô lệ và bán phụ nữ và các em gái vị thành niên làm nô lệ tình dục cho các
nước láng giềng, mà không ai dám hé môi, kể cả những ai có
trách nhiệm luân lý, tôn giáo.
Kinh nghiệm vừa qua của
Mussolini và Hitler đã khiến dân Ý và dân Ðức, tin tưởng thì vẫn tin tưởng vào Quốc Hội, cơ quan dân cử và là tiếng nói của dân, nhưng không còn ngây thơ, dại khờ khoáng
trắng mọi việc vào "theo chỉ thị của luật pháp", "theo luật pháp chỉ định", "theo luật lệ hiện hành", giao mọi việc cho luật pháp Quốc Hội quyết định: nếu chẳng may Quốc Hội chỉ là kết quả của "đảng cử dân bầu" như Quốc Hội của "Ðảng và Nhà nước mình" thì sao?
Bởi đó ngoài ra việc đặt mọi tin tưởng vào thể chế "Quốc Gia Pháp Trị", "...theo chỉ thị của luật pháp", Hiến Pháp của họ cũng giao quyền lập pháp, "chuẩn hay bác bỏ" luật pháp
cho nhiều chủ thể khác nhau, kể cả các tổ chức xã hội trung gian, và các Cộng Ðồng Ðịa Phương
(cfr DÂN CHỦ TRONG VAI TRÒ HIẾN ÐịNH CộNG ÐỒNG ÐịA PHƯƠNG).
Bởi đó, nếu Cộng Hoà
Liên Bang Ðức định nghĩa thể chế Quốc Gia của mình:
- "Cộng Hoà Liên Bang Ðức là một Quốc Gia Liên Bang, Dân Chủ và Xã Hội" (Ðiều 20, đoạn 1 Hiến Pháp
1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức), thì Ý Quốc định nghĩa thể chế và xác định thành phần lập pháp của họ ngay ở những điều khoản đầu tiên:
- "Nền Cộng Hoà duy nhứt và bất khả phân, nhận biết và phát huy các nền tự lập địa phương, thực hiện trong các ngành phục vụ của Quốc Gia phương thức tản quyền hành chánh rộng rãi hết sức có thể; thích nghi các nguyên tắc và phương thức lập pháp của mình đáp ứng lại các nhu cầu tự lập và tản quyền" (Ðiều 5, Hiến Pháp
1947 Ý Quốc).
Và cũng từ định nghĩa thể chế Liên Bang trên, Hiến Pháp Cộng Hoà
Liên Bang Ðức xác nhận trong thể chế Liên Bang của mình, các Tiểu Bang (hay dân chúng địa phương)
có quyền tham dự vào tiến trình lập pháp của Quốc Hội.
Không phải chỉ có Hạ Viện
(Bundestag) mới có quyền lập pháp, "chuẩn y hay bác bỏ" luật pháp
cách nào tùy hỷ, mà luật pháp phải được sự biểu quyết đồng thuận của cả Thượng Viện (Bundesrat), gồm thành viên Chính Quyền các Tiểu Bang
(Laender) gởi đến:
- "Qua Thượng Viện, các Tiểu Bang cộng tác vào tiến trình lập pháp và quản trị Liên Bang" (Ðiều 50, Hiến Pháp
1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
Quyền tham dự của các Tiểu Bang
vào tiến trình lập pháp Quốc Gia như vừa kể, được Hiến Pháp xác nhận là một quyền cố định, bất di dịch mà Cộng Hoà Liên Bang Ðức quyết định bảo vệ với bất cứ giá nào, vì là phương tiện để bảo vệ Thể Chế Nhân Bản và Dân Chủ của Quốc Gia:
- "Không thể chấp nhận bất cứ một sự sửa đổi nào đối với Hiến Pháp (Grundgesetz, Luật Lệ Nền Tảng) nầy, có liên quan đến mối tương quan giữa Liên Bang (Bund) và các Tiểu Bang
(Laender), nhứt là đến sự tham dự của các Tiểu Bang vào tiến trình lập pháp hay đến các nguyên tắc được tuyên bố ở điều 1 và điều 20" (Ðiều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
Cũng vậy sau khi
nêu lên những chủ thể khác nhau, kể cả Cộng Ðồng Ðịa Phương hàm chứa trong tiến trình lập pháp và hành xử quyền lực Quốc Gia ở địa phương hay ở lãnh vực liên hệ, Hiến Pháp 1947 Ý Quốc liệt kê ra quyền các chủ thể vừa kể.
- Trước hết là quyền đề xướng luật pháp Quốc Gia:
* "Quyền đề xướng luật pháp Quốc Gia thuộc về Chính Quyền, mỗi thành viên của Lưỡng Viện Quốc Hội, các cơ quan và tổ chức được Luật Hiến Pháp quy trách cho".
Dân chúng hành xử quyền đề xướng luật pháp qua sự yêu cầu của ít nhứt 50.000 cử tri, bằng một dự án luật được viết thành điều khoản" (Ðiều 71, đoạn 1 Hiến Pháp 1947 Ý Quốc).
- Kế đến là quyền lập pháp của Hội Ðồng Vùng:
* "Hội Ðồng Vùng hành xử quyền lập pháp, thiết định quy chế được giao cho địa phương và các vai trò khác được Hiến Pháp và luật pháp quy định cho" (Ðiều 121, id.).
- Và rồi dân chúng địa phương hay Cộng Ðồng Ðịa Phương cũng được Hiến Pháp giao cho quyền đề xướng trưng cầu dân ý bãi bỏ (referendum
abbrogativo) các đạo luật mà mình cho là không chính đáng, hợp với cuộc sống con người:
* "Trưng cầu dân ý để bãi bỏ toàn diện hay một phần luật pháp hoặc để xác nhận hiệu lực pháp định, sẽ được đề xướng khi có 50.000 cử tri hoặc 5 Cộng Ðồng Ðịa Phương Vùng yêu cầu" (Ðiều 75,
id.).
Qua những gì vừa kể, chúng
ta thấy được tinh thần bảo vệ và tạo phương tiện thuận lợi để "thăng tiến con người và thăng tiến xã hội" của các Hiến Pháp Tây Âu, đặc biệt là hai Hiến Pháp Cộng Hoà Liên Bang Ðức và Ý Quốc mà người viết được học hỏi, có thời gian làm việc nên có được nhiều hiểu biết hơn.
Ðặc biệt trên phương
diện tổ chức cũng như điều hành công sở để phục vụ con người "... có hiệu lực và không bè phái thiên vị" (Ðiều 97, đoạn 1 Hiến Pháp
1947 Ý Quốc), các Hiến Pháp vừa kể không chỉ đặt tin tưởng và khoán trắng cho Quốc Hội, cơ quan lập pháp do dân bầu để "làm ra luật", mà còn giao cho các chủ thể khác nhau, kể cả Cộng Ðồng Ðịa Phương
và đoàn thể dân chúng quyền
- đề thảo dự án,
- kiểm soát
- và trưng cầu dân ý
bãi bỏ các đạo luật không thích hợp nếu cần.
Thể chế Nhân Bản và Dân
Chủ là vậy.
Là Thể Chế mà chúng ta phải xăn tay áo
tiền liệu các phương thức bảo vệ mới có và bảo đảm được lâu bền.
Nhân Bản và Dân Chủ không phải chỉ là cách
"sống yêu thương, hoà hợp hoà giải, không xương sống", để cho kẻ ác ai muốn đánh thì đánh, mà là cách sống chính đáng và tiền liệu các phương
thức chính đáng để bảo vệ, hay "Dân Chủ Tự Bảo Vệ" (Streibardemokratie),
nói như người Ðức:
- "Không thể chấp nhận bất cứ một sự sửa đổi nào đối với Hiến Pháp nầy, có liên quan đến...các
nguyên tắc được tuyên bố ở điều 1 và điều 20" (Ðiều 79, đoạn 3 Hiến Pháp 1949 Cộng Hoà Liên Bang Ðức).
"Các công sở được tổ chức theo chỉ thị của luật pháp", như vừa được trình bày, có thể cũng là bài học cho những ai có tâm huyết đem lại thể chế Nhân Bản và Dân Chủ cho dân tộc Việt Nam.
=END=
6- Ðời Sống Quanh Ta
- Xoá ký ức được không?
Minh Trang sưu tầm
(VNN)
Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học New York dẫn đầu là nhà thần kinh học Joseph LeDoux là những nhà khoa học đầu tiên công bố có thể xoá được ký ức. Thực hiện đối với chuột, nhóm của LeDoux làm cho những con chuột thí
nghiệm sợ tiếng còi bằng cách mỗi khi phát tiếng còi thì đồng thời chích điện chúng. Sau đó LeDoux cho một nửa số chuột uống loại thuốc U0126, được xem là có khả năng tác động đến khu vực lưu trữ ký ức não, sau đó phát lại tiếng còi mà không chích điện chúng.
Một ngày sau, khi LeDoux phát âm thanh với cả hai nhóm
chuột, những con nào không được chích thuốc vẫn sợ tiếng còi, nhưng những con được chích thuốc hoàn toàn không hề sợ hãi, vì tiếng còi
này chúng được nghe lại sau khi đã chịu ảnh hưởng của thuốc U0126.
Làm thế nào U0126 có tác dụng như vậy, người ta vẫn chưa hiểu, nhưng rõ ràng nó đã ngăn chặn sự tổng hợp proteine xây dựng mối liên kết giữa neuron thần kinh và thiết lập ký ức. Khả năng xoá ký ức chính là vào thời điểm khôi phục ký ức, vì đây là lúc mà ký ức được cập nhật và ổn định dài hạn. LeDoux nói: "Chỉ những ký ức nào đang được kích hoạt mới có thể tác động được".
Dược phẩm U0126
có thể sẽ có tác dụng giúp đỡ con người gặp phải những vết thương ký ức. Một loạt nghiên cứu trên cơ thể người đang được tiến hành và thử nghiệm với propranolol, một loại dược phẩm có khả năng ngăn chặn quá trình chuyển tải neuron thần kinh giúp làm cho ký ức bền vững, nhưng công
việc của LeDoux cho thấy một tiềm năng to lớn hơn: "Bạn có thể giảm được tác động lên ký ức của con người thông qua PTSD. Nhưng tin tốt lành là chúng ta
không thể nào xoá được toàn bộ ký ức".
***
Mụn rộp có hại và mụn rộp có ích
Vào đầu năm nay,
các nhà vi trùng học đã chứng minh được rằng nhiều loại vi trùng trong mụn rộp có liên quan đến chứng bệnh Alzheimer. Nhưng giờ đây họ cũng vừa công bố một số loại vi trùng có ích trong mụn rộp. Nhà nghiên cứu miễn dịch
Herbert Virgin từ đại học y khoa Washington đã đi đến rất gần những bằng chứng về sự truyền nhiễm của hai thành viên khác trong dòng họ vi trùng mụn là -
Epstein - Barr, vốn gây ra chứng đơn hạch, và một loại vi trùng tương đối vô hại là Cytomegalovirus vô hại - khả năng bảo vệ con người tránh bị nhiễm khuẩn.
Virgin cho chuột thí
nghiệm nhiễm phải hai dòng vi khuẩn nói trên, sau đó cho chúng tiếp cận với hai loại vi khuẩn khác là Listeria monocytogenes, gây rối loạn tiêu
hoá, và Yersinia pestis gây dịch hạch. Cả hai loại vi khuẩn này đủ sức giết chết những con chuột dù được hay không được tiêm vi khuẩn mụn rộp. Thế nhưng những con chuột thí nghiệm được tiếp xúc với 2 loại vi khuẩn tích cực - nhưng không phát triệu chứng - lại vượt qua được thí nghiệm này. Và nếu việc sống sót vẫn chưa chứng minh được khả năng phòng vệ thì Virgin cũng nhận thấy số lượng vi khuẩn giảm đi rất nhiều.
Tại sao như vậy? Virgin
tin rằng việc tiếp xúc với vi khuẩn tích cực giúp cho cơ thể tạo ra kháng thể tốt hơn. Virgin nói: "Chúng ta cần xem xét loại vi khuẩn này dưới dạng cộng sinh hơn là ký sinh. Nhưng tôi không đề nghị mọi người thử vì chúng tôi chưa tìm được ích lợi gì khi con người nhiễm các loại vi trùng nói trên vì chúng có thể gây lở loét"
***
Lợi ích khi ăn cà chua
Nếu bạn xem việc ăn cà chua là một cách để vừa ngăn ngừa ung thư vừa ngon miệng thì công trình nghiên cứu mới đây có thể làm cho
bạn vô cùng kinh ngạc.
Lycopene, một hợp chất tìm thấy trong
cà chua vốn được xem như hàng rào bảo vệ chống ung thư, nhất là ung thư tuyến tiền liệt. Công trình nghiên cứu này nhận thấy tỉ lệ lycopene
cao trong máu lại không liên quan gì đến nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Ðiều này khiến cho bạn phải băn khoăn về công
trình tiêu thụ cà chua của mình. Dù nghiên cứu này chỉ đặt ra một vài câu hỏi thú vị, nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta sẽ không thể thay đổi khẩu vị sau một vài công trình nghiên cứu. Chế độ ăn uống tốt nhất là trong bữa ăn nên dùng nhiều loại trái cây rau xanh, trong đó có cả cà chua.
Trong các phòng thí nghiệm,
lycopene được xem như một loại vũ khí có hiệu quả chống lại ung thư. Thuộc nhóm hoá học carotenoid phytochemicals (có liên quan với
beta-carotene), lycopene dường như đủ khả năng bảo vệ DNA của chúng ta với khả năng chống oxi hoá mạnh mẽ và khả năng kích thích men làm bất hoạt các chất gây ung
thư trước khi chúng phát bệnh.
Lycopene có trong cà chua và các loại rau
xanh màu đỏ như nho đỏ và nho hồng, quả guava hay dưa hấu. Nhưng cà chua được xem là nguồn cung cấp lycopene nhiều nhất và cũng được người dân Hoa Kỳ tiêu thụ nhiều nhất, và khi đánh giá lượng lycopene tiêu thụ thì cũng đồng nghĩa với lượng cà chua được tiêu thụ.
Trong cuộc nghiên cứu về lượng lycopene và cà chua mà người ta tiêu thụ, nhiều kết quả cho thấy có mối liên hệ giữa tỉ lệ tiêu thụ và nguy
cơ mắc chứng ung thư giảm đi. Khi phân tích 21 kết quả nghiên cứu, tỉ lệ người ăn nhiều cà chua giảm được 11 phần trăm nguy cơ mắc chứng ung thư ở nam giới và 19 phần trăm ở nữ giới.(Cơ thể chúng ta rất dễ khai thác lycopene từ cà chua). Vài công trình nghiên
cứu nhỏ khác cũng cho thấy ăn cà chua làm chậm quá trình phát bệnh ở bệnh nhân.
Những vấn đề mới
Sau đó vào năm 2006,
trung tâm nghiên cứu ung thư phổi, tuyến tiền liệt, ruột kết và buồng trứng (PLCO) đặt ra nhiều vấn đề mới. Gần 30000 người là nam giới đánh giá tỉ lệ tiêu thụ 25 món ăn có cà chua của mỗi người. Sau tám năm, 20 phần trăm những người ăn nhiều cà chua
và tiêu thụ nhiều lycopene đã giảm rõ rệt nguy cơ mắc chứng ung thư tuyến tiền liệt.
Do việc hấp thụ lycopene
dễ dàng từ cà chua nấu chín, các nhà nghiên cứu đang xem xét việc đánh giá tỉ lệ lycopene
trong máu có liên quan đến khả năng ngăn ngừa ung thư hay không. Nhưng theo một công trình nghiên cứu vào tháng năm, không
có mối liên kết quan trọng nào giữa tỉ lệ lycopene trong máu và việc giảm nguy cơ ung thư.
Những người tham gia công trình nghiên cứu của PLCO có một đặc điểm quan trọng: trung bình họ ăn từ tám đến chín món ăn có rau quả mỗi ngày.
Theo một báo cáo vào năm 2007 của tổ chức kiểm soát ngăn ngừa dịch bệnh, chỉ có 22 phần trăm nam giới ăn từ ba món ăn có rau
quả trở lên mỗi ngày, 29 phần trăm ăn từ 2 món trái cây trở lên.
Ðiều này cho thấy khi tỉ lệ rau quả tiêu thụ đạt mức đề nghị, ảnh hưởng của hoá chất hay thức ăn quan trọng hơn? Các công trình nghiên cứu khoa học không
chỉ giới thiệu nhiều tác động tích cực từ cà chua ngoài lycopene, họ còn nói đến mối liên hệ tương hỗ giữa cà chua và các loại rau xanh khác như cải hoa.
PLCO cũng bổ sung nhiều thông
tin quan trọng trong việc hiểu rõ và ngăn ngừa ung thư. Cùng lúc này, việc bổ sung cà chua vào bữa ăn có nhiều tác dụng, kể cả thoả mãn khẩu vị cũng như bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên không chỉ có lycopene - cũng như không phải một loại hợp chất hoá học hay một món ăn duy nhất nào -
có thể bảo vệ chúng ta hữu hiệu bằng một chế độ ăn uống đúng mực.
***
Làm thế nào để ngủ mỗi đêm 4 giờ
Một giấc ngủ tốt không
kéo dài quá lâu. Các nhà khoa học sẽ sớm tìm ra
cách giảm 8 giờ ngủ mỗi ngày xuống còn ba hay bốn giờ bằng một phép màu của họ.
Ðây là kỹ thuật kích
thích từ tính có sử dụng một cuộn dây điện từ phát xung tác động lên não, kích hoạt năng lượng từ tính. Tuy theo vị trí tác động và nhịp độ xung, TMS có thể thực hiện được nhiều việc. Nó có thể làm cho ngón tay cái co lại, tạo ảo tưởng tia chớp, điều trị chứng trầm cảm. Nhà thần kinh học Giulio Tononi thuộc trường đại học Wisconsin đang tìm cách kiểm tra xem TMS có tác động đến giấc ngủ hay không.
Làm việc với một nhóm gồm 6 người đàn ông, Tononi và các thành viên của nhóm xác định một điểm trên sọ để kích thích xung não và tạo giấc ngủ sâu. Dù
những người tình nguyện chỉ ngủ vài phút, không đủ để họ đưa ra kết luận chủ quan về giấc ngủ - nhưng các công trình nghiên cứu trước đây cho thấy TMS khi sử dụng với tần số và vị trí xác định sẽ có khả năng cải thiện ký ức. Thậm chí theo Tononi còn hấp dẫn hơn:
"Bạn có thể ngủ ít hơn".
Giấc ngủ điện từ đang còn
phải đi một con đường dài, giữa mớ dây nhợ, điện cực, Tononi nói: "Rõ ràng đây không phải là loại máy có
thể dùng phổ biến tại nhà, thực ra thì cũng khó có thể làm cho người ta ngủ khi thực hiện kích thích từ tính".
***
Nhai chewing gum sau khi ăn sẽ giúp ngăn chặn chứng ợ chua
Có rất nhiều cách để ngăn chặn chứng ợ chua này nhưng đều không được chứng minh. Ðây là tình trạng dung dịch tiêu
hoá đi ngược từ dạ dày lên thực quản theo quá trình giải phóng hơi. Khi
các nhà khoa học tìm hiểu xem có thể ngăn chặn việc này bằng cách nhai chewing gum hay không, họ giả thiết là
không. Thay vào đó họ cho rằng nước bọt từ việc nhai chewing gum mới có tác dụng đẩy chất lỏng này trở lại dạ dày.
Trong công trình nghiên cứu công bố trên tạp chí The
Journal of Dental Research vào năm 2005, các nhà nghiên cứu yêu cầu họ ăn những bữa ăn kích
thích ợ chua và sau đó đề nghị vài người ngẫu nhiên nhai chewing gum trong 30 phút. Tỉ lệ acid
trong dạ dày sau bữa ăn giảm đi đáng kể khi họ nhai chewing gum.
Một nghiên cứu tương
tự vào năm 2001 so sánh việc nhai chewing gum sau bữa điểm tâm thịnh soạn của những người mắc chứng ợ chua và những người không. Người ta nhận thấy lợi ích của việc nhai chewing gum sẽ ngăn chặn tình trạng ợ chua này
trong ba giờ và có hiệu quả rõ rệt.
Một cách khác là sử dụng
chewing gum kháng acid. Trong cuộc nghiên cứu vào năm 2002 do
các nhà khoa học thuộc tổ chức phi lợi nhuận Oklahoma Foundation, nghiên cứu quá trình tiêu hoá, họ thấy loại chewing
gum kháng acid có hiệu quả hơn so với các loại thuốc viên nhai.
Tóm lại, khoa học cho thấy nhai
chewing gum sau khi ăn có thể giảm ợ chua.
=END=
7- Gương Xưa Tích Cũ
- Tính Trước Mới Ngon
Mõ Sàigòn
(SGT)
Khả Tú là con gái rượu của Tống Khang, đang làm quan huyện ở Lũng Tây, rất được Khang yêu chiều thương mến. Một hôm, Tú thấy trong người hơi oải, bèn cho gọi Thúy Liễu là nữ tỳ thân tín đến mà nói rằng:
- Trên đời này không có gì vĩnh viễn. Ngay cả tình cha
con cũng có ngày... như cánh vạc bay, mà ta cứ ru rú trong dinh đếm ngày xuân rơi rụng. Chẳng uổng lắm ư?
Thúy Liễu đưa móng
tay lên cắn cắn vài cái, rồi cẩn trọng đáp:
- Tiểu thư là cành vàng lá ngọc. Muốn mưa có mưa. Muốn nắng có nắng, mà
buông giọng thở than. Thiệt khiến cho hạ nhân phải ôm đầu thắc mắc!
Tú ngập ngừng một chút, rồi nhỏ giọng nói:
- Gần tết Trung thu, ta muốn ra ngoại thành để đổi gió. Có đặng hay chăng?
Thúy Liễu từ nào tới giờ cứ quanh quẩn trong
dinh, nay bỗng dưng thấy chân trời rộng mở, bèn cao hứng nói:
- Rồng bơi nước cạn thì uổng phí tài năng. Thiệt là đúng lắm.
Thúy Liễu dù là phận nô tài,
nhưng trong lòng Khả Tú thường coi như bạn, nên khi thấy Thúy Liễu biểu lộ sự đồng tình, liền ánh mắt rực sáng lên, sảng khoái nói:
- Trẻ không xông pha về già ân hận. Ta
không muốn ân hận. Vậy ngươi hãy chuẩn bị ít kim ngân để ngày mai chơi tới.
Lúc ra khỏi cửa thành,
Tú cảm thấy trong lòng hết mực hân hoan, liền bô bô nói:
- Cháo buổi sáng. Lẫu buổi trưa. Ðồ biển buổi chiều. Ăn như thế mới đáng mặt tiểu thư, con nhà
quan lớn.
Rồi thầy trò kéo
nhau đến Hải Ký Mì Gia ăn cháo. Gặp lúc mọi người trong quán đang chăm chú nghe một lão niên kể chuyện, nên chẳng ai để ý có hai thực khách mới vào. Lúc an vị đã xong, Liễu chợt chồm qua nói:
- Lão này kể chuyện Tam quốc. Lúc Lưu Bị qua Ðông
Ngô cưới vợ. Khúc này hấp dẫn. Chỉ tiếc người kể chuyện hổng... ngon, nên sự thú vị cũng mất gần phân nửa.
Tú gật gật mấy cái rồi cười xòa đáp:
- Ngươi mở mắt ra mà
coi, thử hỏi: Ðã được mấy nữ nhân trong buổi sáng này? Thì cần chi phải... ngon này ngon nọ. Ngươi
bộp chộp khéo lo. Thiệt là không đúng!
Rồi bình tâm ăn cháo. Bất chợt nghe
lão niên cao giọng nói rằng:
- Ở đời, nếu chết vì thuốc độc, thì trong muôn người may ra mới có một người. Chớ chết vì ăn không ngồi rồi, thì nhiều như lá rụng mùa thu. Ngay như Lưu Bị, mang một hoài
bão to lớn như vậy, nhưng khi ở rể tận Ðông Ngô, thì mọi hào khí cơ hồ bay láng. Bởi không lo không làm, nên thân thể yếu đi, tâm trí lụi tàn,
khiến lòng vì nước vì non cứ theo sóng mắt của giai nhân mà tuôn trào ra biển...
Ðoạn, ngừng lại, đảo mắt nhìn một vòng, rồi hào sảng nói tiếp:
- Xe đi trên mặt đất, đến chỗ ổ gà, thường được chắc chắn hơn chỗ phẳng phiu. Thuyền đi trên mặt nước, đến chỗ thác ghềnh, thường được vững hơn đi giữa dòng sông lạnh, là cớ làm sao? Là bởi biết khó khăn mà gìn giữ, thì sẽ được yên. Cầm bằng như khinh thường xem nhẹ - thì
ngày đó sang năm - sẽ là ngày... giỗ.
Khả Tú, có lẽ xuất hành
vào giờ sát chủ, nên gặp ngay lão này, khiến ăn tô cháo cũng bớt phần ngon miệng, liền quay
qua Thúy Liễu, bực tức nói:
- Con người ta chỉ mạnh miệng khi ở bên
ngoài. Chừng khi vào cuộc thì nhiều khi còn tệ hơn điều mình vừa chê trách. Ta chỉ lấy làm lạ, là người đàn ông này, nói chuyện kiểu... lung
linh, mà sao thế nhân lại thừ người nghe như thế?
Thúy Liễu gật gật mấy cái, rồi nhỏ giọng đáp:
"Tôn chỉ của tiểu thư là... gặp đâu xâu đó. Giờ phải tính sao?"
Khả Tú trợn mắt đáp:
- Hết tô này mới tính
chuyện... tương lai. Chớ đang đói mần răng mà tính!
Rồi cúi xuống mà lùa
cho lẹ. Lúc vừa mới ăn xong, chợt nghe lão niên ào ào nói tiếp:
- Người đời thường sống về những khi lo lắng, cơ khổ, mà chết vì những lúc sung sướng, yên hàn. Lẽ ấy rất rõ mà người đời không biết sợ, là bởi không chịu xét đến nơi. Vậy thử hỏi: Những lúc thư nhàn. Vì đâu mà chí khí suy kém? Vì đâu mà đời mình hư hỏng? Vì đâu mà nát với cỏ cây? Chỉ là vì ăn không ngồi rồi mà ra cả.
Rồi hùng dũng đứng lên, đạp một chân lên ghế mà nói rằng:
- Sự ăn không ngồi rồi quả là cái cửa của điều ác. Cửa ấy. Người giỏi vào lúc đi ra thì dở. Người tỉnh vào đến lúc ra thì mê. Người đang yêu vào lúc đi ra sẽ cạn vơi lòng chung thủy.
Bá tánh ngồi trong quán, được điểm tâm bằng những lời như vậy, khiến trong lòng khoái trá, nên vỗ tay rào rào như gió giựt phong
ba. Chợt có tiếng nữ lưu nói:
- Truyền đạt kinh
nghiệm mà giống như chơi... bài ba lá. Tráo hoài mần răng mà học?
Quán đang ồn ào là vậy, bất chợt nín
khe. Cả trăm đôi mắt đổ dồn vô cô gái. Chưa kịp phản ứng gì, bỗng nghe cô gái từ từ nói tiếp:
- Ðứt hơi thì nghỉ. Ðứt bóng
thì dừng. Hà cớ chi phải tán tào lao như thế?
Lúc ấy, lão niên mới tận tình quan sát, thì thấy trước mắt mình một nữ lưu, tuổi như con cháu trong nhà, bèn chậm rãi nói:
- Tóc lão phu đã nhiều sợi bạc, mà cô
nương lại chê kinh nghiệm của lão phu như... bài ba lá, là cớ làm sao?
Khả Tú lớn tiếng đáp:
- Cái hèn mọn và vĩ đại của một người nằm trong những việc họ làm. Chớ không phải ở những gì họ nói cho người khác biết. Còn tóc của lão nhiều sợi bạc, chỉ là dấu hiệu của thời gian. Chứ tuyệt nhiên chẳng có ý nghĩa gì hết cả.
Trăm con mắt. Hết nhìn
bên này lại chạy đến bên kia, khiến lão niên rúng động tâm can mà bảo dạ rằng:
- Tranh luận với đàn bà. Thắng thì
thiên hạ lại cười chê, cho mình thiếu tế nhị. Còn
thua thì hổng biết dấu mặt đi đâu, cho hết đời suốt kiếp. Ðã vậy... con này lại còn nhỏ, mà ta lại đôi co, thì tan tác đã chờ ngay trước mắt.
Rồi tự nhủ với thân:
- Càng nấn ná thì càng bể bạc. Chạy là tốt nhất.
Nghĩ vậy, bèn tằng hắng một cái, rồi nói rằng:
- Những điều ta nói
sai ở chỗ nào? Cô có thể vì lòng... hiếu sanh mà phân giải được chăng?
Khả Tú đưa tay vuốt nhẹ tóc mai,
rồi bình tĩnh đáp:
- Ðã là người lái xe.
Nào được mấy ai thích đi đường ổ gà? Bởi lẽ, đường xấu thì xe cộ mau hư, mà một khi mau hư thì dù có gìn giữ bao nhiêu cũng chẳng bao giờ tới đích. Còn đường phẳng thì vừa lái vừa nghe nhạc, hưởng thụ cảnh thiên nhiên, mà không cần phải nhất mực để tâm vẫn ngon lành chắc chắn. Rồi ông lại bảo: "Thuyền đi trên ghềnh thác thường được vững vàng hơn đi giữa dòng sông...". Cái này mới tầm bậy. Chỉ là trong đời của ông chưa hề thấy được cái hung bạo của thác thế nào, nên mới tương bừa ra như thế. Ta chỉ sợ, thuyền ông chưa kịp đến chân, thì dòng thác kia đã giúp ông... hồn du địa phủ, bất chấp ông lèo lái cỡ nào. Còn đi giữa dòng sông, bày cuộc cờ chén rượu. Lúc ngắm trăng lên, khi nhào xuống tắm, rồi theo gió, theo nước mà đi, thì chẳng những đến được mục tiêu, mà còn giữ đặng xác thân đem về cho... vợ.
Rồi ngừng một chút để uống vội ly bia, đoạn từ từ nói tiếp:
- Con người ta thường chết vì bệnh tật ốm đau. Vì suy dinh dưỡng. Vì nhọc nhằn vất vả sớm hôm. Chớ đặng mấy ai ở không uống sâm nhung mà chết? Ông lại bảo: "Sự ăn không ngồi rồi là cái cửa của điều ác.". Ta cho là không phải. Bởi, con người có số mạng. Ví như trúng nhằm mệnh phụ phu nhân, thì xin lỗi ông chớ mái tóc
cũng không cần phải chải...
Ðoạn, cao giọng mà nói
rằng:
- Trai tài gái sắc. Người con gái muốn được chồng yêu thì phải áo quần tươm tất, sắc đẹp mặn mà, cười nói như hoa, mới mong giữ được ông chồng hôm sớm tối, mà một khi muốn được như vậy, thì phải có giờ chăm chút, tập tành. Nếu như hổng có thời gian ở không. Mần răng mà làm được?
Rồi gọi tiểu nhị tính tiền. Trước khi ra đi, còn quay lại nói:
- Nếu ông có vợ, thì đã không
nói những lời này. Cầm bằng như ông có vợ, thì một là vợ bỏ, hai là đã quy tiên. Chớ không thể ra ngoài ta suy đoán.
Lão niên từ nãy giờ chỉ đứng, nay bỗng mõi chân, liền gieo mình xuống ghế, bất chợt có Hứa Ðô là bạn nhậu, bang tới nói:
- Huynh nổi tiếng hùng
biện, mà nãy giờ không phản pháo được một câu. Thiệt khiến cho đệ phải ôm nhiều thắc mắc!
Lão niên vò râu đáp:
- Ra ngõ gặp... trai mà vẫn xui.
Thiệt chẳng biết phải nói làm sao đây nữa.
Hứa Ðô nghe câu trả lời trớt quớt như vậy, bèn bực bội nói:
- Người xưa cũng là...
người. Mà đã là người thì có trật có sai. Sao huynh lại nhất mực chấp vào nơi câu đó?
Phần Thúy Liễu, lúc đi ra khỏi quán, liền nhìn Khả Tú một cái, rồi cảm khái
nói:
- Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh.
Nô tài thấy tiểu thư đứng giữa đám đàn ông mà trả lời đỉnh đạc, ra vẻ đường hoàng. Thiệt khiến cho nô tài hết dạ suy tôn. Trăm lần phan phái.
Khả Tú cười to đáp:
- Hiền thì bị ăn hiếp. Muốn không bị ăn hiếp thì phải dữ hơn người ta. Chân lý đó lẽ nào ngươi không biết?
Rồi ghé miệng vào
tai của Thúy Liễu, mà nói rằng:
- Ngươi có hiểu tại sao ta
lại mạnh miệng như vậy không?
Thúy Liễu nghệch mặt ra, ngơ ngác lắc. Khả Tú thấy vậy, mới hứng khởi nói:
"Ta sắp lấy chồng, mà muốn chồng nhất mực nghe theo, thì phải làm cho chồng... sợ, mà cách
hay nhất cho chồng mau sợ, thì phải hết dạ ăn thua, cho tới bờ tới bến..."
=END=
**********************************